Liên kết website :

Đang online: 0
- Trong ngày: 0
- Trong tuần: 0
- Trong tháng: 125
- Tổng truy cập: 212.211
[ Đăng ngày: 24/10/2022 ]

Quyển từ điển giải thích ngôn ngữ dân tộc bằng chữ quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam

(Kỷ lục) - Trước Huỳnh Tịnh Của chưa có tác phẩm giải thích ngôn ngữ dân tộc như tác phẩm "Đại Nam Quấc âm tự vị", nên đây là quyển tự vị tiếng Việt đầu tiên của Việt Nam và do người Việt Nam biên soạn, trở thành bộ sách “gối đầu giường” của nhiều thế hệ các nhà ngôn ngữ Việt Nam.


Huỳnh Tịnh Của sinh năm 1834, quê ở làng Phước Thọ, huyện Đất Đỏ, tinh thông Hán học và Pháp ngữ, làm công chức cho chính quyền Pháp được thăng Đốc phủ sứ, giám đốc Ty Phiên dịch của chính quyền thuộc địa ở Sài Gòn.

Năm 1865, ông được cử làm chủ bút tờ Gia Định báo thay cho Trương Vĩnh Ký. Huỳnh Tịnh Của là một trong số không nhiều trí thức lúc bấy giờ đi tiên phong trong việc cổ súy học chữ quốc ngữ, sưu tập vốn văn hóa dân gian và chấn hưng cổ học.

Trong số sách của ông đã xuất bản đáng chú ý nhất là công trình biên khảo bộ Đại Nam Quấc âm tự vị, gồm hai cuốn in năm 1880 và 1885, dày 1.210 trang. Đây là cuốn từ điển giải thích ngôn ngữ dân tộc đầu tiên bằng chữ quốc ngữ, đã tổng hợp được một kho tàng từ vựng phong phú trên địa bàn cả nước kể cả những từ vựng cổ.

Với phương pháp sưu tầm khảo cứu cẩn thận, cuốn từ điển là một minh chứng đánh dấu trình độ phát triển ngôn ngữ văn học dân tộc ở một thời kỳ nhất định, một tư liệu quan trọng cho người nghiên cứu ngữ âm lịch sử. Ông đã góp phần quan trọng làm cho chữ quốc ngữ trở thành một công cụ phổ biến văn hóa, truyền bá học thuật trong những năm cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 ở miền Nam. Huỳnh Tịnh Của mất năm 1907 và an táng tại quê nhà.

Q. Hùng - kyluc.vn


CÁC TIN KHÁC