Liên kết website :

Đang online: 0
- Trong ngày: 0
- Trong tuần: 5
- Trong tháng: 32
- Tổng truy cập: 213.603
[ Đăng ngày: 19/05/2015 ]

GÓP Ý DỰ THẢO BỘ LUẬT DÂN SỰ

  • Sử dụng khái niệm quyền tài sản thay cho vật quyền trong Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi)/ Lê Hồng Hạnh.- Tr. 3-10.

Tóm tắt: Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2005 đang được sửa đổi và hoàn thiện nhằm hiện thực hóa những định hướng phát triển cơ bản của đất nước được hiến định trong Hiến pháp 201. Một trong những nội dung sửa đổi của Dự thảo BLDS đang gây tranh luận là việc thay thế khái niệm tài sản và quyền tài sản bằng khái niệm vật và vật quyền. bài viết phân tích các quy định của Dự thảo về vấn đề này từ góc nhìn toàn diện, nhất là từ những khía cạnh lý luận về tài sản và sự phát triển của hệ thống pháp luật Việt Nam.

  • Hoàn thiện các quy định về bảo vệ lợi ích của bên yếu thế trong quan hệ hợp đồng của Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi)/ Nguyễn Minh Oanh.- Tr. 11-15.

Tóm tắt: Bài viết tập trung làm rõ các nội dung cơ bản: chủ thể là bên yếu thế, việc bảo vệ bên yếu thế trong quan hệ hợp đồng, mối quan hệ giữa bảo vệ bên yếu thế với nguyên tắc bình đẳng và lẽ công bằng, đồng thời kiến nghị hoàn thiện các quy định về bảo vệ bên yếu thế trong quan hệ hợp đồng của Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi).

  • Góp ý các quy định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồngtrong Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi)/ Trương Hồng Quang.- Tr. 16-19.

Tóm tắt: Bài viết góp ý các quy định về xác định thiệt hại, bồi thường thiệt hại trong một số trường hợp cụ thể và đề xuất bổ sung trong phần bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi).

  • Các quy định về hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất trong Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi)/ Nguyễn Thùy Trang.- Tr. 20-25.

Tóm tắt: Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) đang trong quá trình lấy ý kiến của nhân dân trước khi trình Quốc hội thong qua. Bài viết tập trung phân tích các quy định về quyền chuyển quyền sử dụng đất; nội dung, hình thức và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất trong Dự thảo, đồng thời đưa ra một số đề xuất hoàn thiện các quy định này.

  • Hoàn thiện quy định về di sản dùng vào việc thờ cúng trong Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi)/ Hồ Thị Vân Anh.- Tr. 26-30.

Tóm tắt: Trên cơ sở phân tích qui định của Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) về di sản dùng vào việc thờ cúng, tác giả chỉ ra một số bất cập và đưa ra các đề xuất hoàn thiện.

LUẬT DÂN SỰ, LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ

  • Quy định về quyền tiếp cận thông tin trong Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi)/ Lê Thị Hồng Nhung.- Tr. 31-32.

Tóm tắt: Trên cơ sở phân tích khái niệm cũng như các đặc điểm của quyền tiếp cận thông tin, bài viết đưa ra kiến nghị không nên quy định quyền tiếp cận thông tin là một quyền nhân thân thuộc mục 2, Chương 3 của Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi).

  • Thực trạng pháp luật về tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự và hướng sửa đổi/ Viên Thế Giang.- Tr. 33-39.

Tóm tắt: Tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ được quy định trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau. Thực tế này đã dẫn đến những mâu thuẫn, chồng chéo trong nội dung quy định của các văn bản pháp luật, gây khó khan cho việc thực hiện. Bài viết đánh giá thực trạng pháp luật về tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự nhằm làm rõ những kết quả đạt được, những bất cập, hạn chế và đưa ra giải pháp khắc phục.

LUẬT KINH TẾ, LUẬT ĐẤT ĐAI, LUẬT MÔI TRƯỜNG

  • Những bất cập trong quy định của Bộ luật Dân sự về việc giải quyết các vụ án lao động có yếu tố nước ngoài và một số kiến nghị/ Lê Thị Hoài Thu.- Tr. 40-43.

Tóm tắt: Trên cơ sở trình bày và phân tích những bất cập trong quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự về việc giải quyết các vụ án lao động có yếu tố nước ngoài, tác giả đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định này.

  • Bàn về khắc phục sai sót trong tố tụng trọng tài nhằm tránh việc hủy phán quyết trọng tài/ Hà Thị Thanh Bình, Phạm Hoài Huấn.- Tr. 44-49.

Tóm tắt: Bài viết tập trung phân tích quy định tại khoản 7 Điều 71 Luật Trọng tài thương mại năm 2010 về quyền của các bên trong việc yêu cầu tòa án tạm đình chỉ việc xem xét hủy quyết định trọng tài và dành cho trọng tài cơ hội được sửa các sai sót để tránh việc phán quyết bị hủy. vấn đề này được khảo cứu trên ba phương diện: i) Cơ sở cho phép trọng tài khắc phục các sai sót trong tố tụng; ii) Căn cứ pháp lý của việc khắc phục các sai sót tố tụng trọng tài; và iii) Giới hạn của việc khắc phục các sai sót tố tụng trọng tài.

  • Trách nhiệm của Nhà nước đối với Đất đai theo Luật Đất đai 2013/ Nguyễn Thị Nga.- Tr. 50-57.

Tóm tắt: Bài viết trình bày và phân tích các quy định trong Luật Đất đai năm 2013 về trách nhiệm của Nhà nước đối với đất đai, qua đó đưa ra một số nhận xét, đánh giá về những điểm tích cực và hạn chế của các quy định này.

  • Mấy vấn đề lý luận về pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí hiện nay/ Bùi Đức Hiển.- Tr. 58-62.

Tóm tắt: Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả đối với một số vấn đề lý luận về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí và pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí hiện nay.

LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ, TỘI PHẠM HỌC

  • Các quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của Luật Bảo vệ môi trường năm 2014/ Đào Mộng Điệp.- Tr. 63-66.

Tóm tắt: Luật Bảo vệ môi trường 2014 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII thông qua ngày 23/6/2014 với rất nhiều nội dung mới, trong đó có các quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Bài viết đánh giá những thành công và hạn chế của các quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định này.

  • Thủ tục xét hỏi, tranh luận tại phiên tòa hình sự sơ thẩm ở Nhật Bản và gợi mở đối với Việt Nam/ Nguyễn Ngọc Kiện.- Tr. 67-71.

Tóm tắt: Thủ tục xét hỏi, tranh luận tại phiên tòa hình sự sơ thẩm ở Nhật Bản được xác lập mang tính tranh tụng cao bảo đảm quyền cho bị cáo, đặc biệt là quyền bào chữa và nguyên tắc suy đoán vô tội. Những hạt nhân hợp lý của nó có thể tham khảo trong quá trình sửa đổi Bộ luật Tố tụng Hình sự Việt Nam.

  • Cơ cấu hành chính – lãnh thổ của tình hình tội phạm về tiền giả ở một số địa bàn trọng điểm của nước ta thời gian qua/ Hoàng Diệu Thúy.- Tr. 72-84.

Tóm tắt: Trong bài viết, tác giả phân tích cơ cấu hành chính – lãnh thổ một số địa bàn trọng điểm về tình hình tội phạm làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả trong thời gian qua nhằm đưa ra các định hướng cho công tác phòng ngừa đối với tội phạm này.

           
CÁC TIN KHÁC