Liên kết website :

Đang online: 1
- Trong ngày: 0
- Trong tuần: 0
- Trong tháng: 125
- Tổng truy cập: 212.211
Phát triển Văn hóa đọc
[Đăng ngày: 16/03/2023]
Sách lấy lại vị thế trong lòng giới trẻ

Một số người tin rằng sách đã lỗi thời trong thời đại kỹ thuật số, khi nội dung theo yêu cầu và phương tiện truyền thông xã hội thống trị cuộc sống của chúng ta. Tuy nhiên, có nhiều lý do giúp những trang sách đang lấy lại được vị thế trong lòng giới trẻ.

[Đăng ngày: 04/02/2023]

Làm sao để thích đọc sách?
Chọn không gian đọc phù hợp, chia sẻ với người chung sở thích, thử nhiều thể loại, định dạng sách là những gợi ý có thể giúp khơi gợi niềm hứng thú với việc đọc.

[Đăng ngày: 05/12/2022]

Hệ thống STINET: những đóng góp ấn tượng trong năm 2022

Trong năm 2022, STINET đã mở rộng kết nối thêm 5 đơn vị thành viên (ĐH Bách Khoa TP.HCM, ĐH Kiến Trcus TP.HCM, Nhạc viện TP.HCM, CĐ Công Thương, CĐ Công nghệ Thủ Đức) cập nhật chia sẻ thêm hơn 65.000 tài liệu thư mục, hơn 3.200 tài liệu toàn văn. Nâng tổng số tài liệu đóng góp hiện có với hơn 588.000 tài liệu, trong đó có hơn 113.000 tài liệu có link toàn văn, phục vụ truy cập trung bình hơn 4.500 lượt/tháng.

[Đăng ngày: 11/11/2022]
Những mô hình khuyến đọc trên thế giới
Nhiều tủ sách, thư viện công cộng được lắp đặt trên đường phố. Cùng đó, các ứng dụng đọc sách miễn phí ra đời, khuyến khích người dân tiếp cận sách.
[Đăng ngày: 24/10/2022]

Quyển từ điển giải thích ngôn ngữ dân tộc bằng chữ quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam
(Kỷ lục) - Trước Huỳnh Tịnh Của chưa có tác phẩm giải thích ngôn ngữ dân tộc như tác phẩm "Đại Nam Quấc âm tự vị", nên đây là quyển tự vị tiếng Việt đầu tiên của Việt Nam và do người Việt Nam biên soạn, trở thành bộ sách “gối đầu giường” của nhiều thế hệ các nhà ngôn ngữ Việt Nam.

[Đăng ngày: 10/10/2022]
Thư viện sách điện tử về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Là Thư viện về các tác phẩm của chủ tịch Hồ Chí Minh, các tác phẩm viết về Hồ Chí Minh và những tấm gương học tập và làm theo chủ tịch Hồ Chí Minh.
[Đăng ngày: 21/07/2022]

Thành phố Strasbourg của Pháp sẽ bắt đầu nhiệm kỳ Thủ đô Sách thế giới vào ngày 23/4/2024, sau khi Accra, thủ đô của Ghana, kết thúc trọn vẹn nhiệm kỳ năm 2023.

Tháng 4 năm nay, sự kiện bàn giao vai trò Thủ đô Sách thế giới của Tbilisi, thủ đô của Gruzia cho thành phố Mexico Guadalajara đã được thực hiện đúng lịch trình.

Trước đó, theo quá trình thảo luận trong một cuộc họp tháng 11/2021 của mạng lưới Thủ đô Sách thế giới tại Sharjah, UAE, Accra đã nhận được sự ủng hộ để trở thành Thủ đô Sách thế giới cho năm 2023.

[Đăng ngày: 20/06/2022]

Phần dẫn luận:

 Văn hoá đọc là một khái niệm có hai nghĩa, một nghĩa rộng và một nghĩa hẹp. Ở nghĩa rộng, đó là ứng xử đọc, giá trị đọc và chuẩn mực đọc của mỗi cá nhân, của cộng đồng xã hội và của các nhà quản lý và cơ quan quản lý nhà nước. Như vậy, văn hoá đọc ở nghĩa rộng là sự hợp thành của ba yếu tố, hay chính xác hơn là ba lớp như ba vòng tròn không đồng tâm, ba vòng tròn giao nhau. Còn ở nghĩa hẹp, đó là ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của mỗi cá nhân. Ứng xử, giá trị và chuẩn mực này cũng gồm ba thành phần: thói quen đọc, sở thích đọc và kỹ năng đọc. Ba thành phần này cũng là ba lớp, ba vòng tròn không đồng tâm, ba vòng tròn giao nhau.

[Đăng ngày: 13/06/2022]

Sáng 14/06/2022, Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức vinh dự được tiếp nhận 12 tựa sách của tác giả Thích Pháp Nhật gửi tặng thông qua chương trình "Thắp sáng yêu thương và ước mơ". Những tài liệu này vô cùng hữu ích cho người đọc, văn phong gần gũi và giúp lan tỏa thông điệp sống ý nghĩa, tích cực hơn trong cuộc sống thường ngày.

[Đăng ngày: 11/05/2022]

Xu hướng đọc sách trên thế giới

Sau thời gian dài chịu ảnh hưởng của đại dịch và sự đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, ngành xuất bản thế giới đã dần trở lại với guồng quay của mình. Doanh số bán sách khả quan hơn.

Global English Editing - công ty xuất bản và hiệu đính trực tuyến hàng đầu tại Mỹ - đã đưa ra báo cáo nghiên cứu World reading habits in 2021 (tạm dịch: Thói quen đọc sách trên thế giới trong năm 2021).

Theo đó, nghiên cứu chỉ ra mức đọc sách của các châu lục, tình hình xuất bản trong mùa dịch, đồng thời đề ra xu thế ngành sách trên toàn cầu.

Trong thời gian đại dịch, đọc sách được nhiều người coi là một trong những hoạt động chính trong ngày. Ảnh: Carlos Espinosa/Pexels.
thoi quen doc sach tren the gioi anh 1

Trong thời gian đại dịch, đọc sách được nhiều người coi là một trong những hoạt động chính trong ngày. Ảnh: Carlos Espinosa/Pexels.

Nhu cầu đọc sách tăng

Các đợt giãn cách xã hội liên tiếp diễn ra khiến giới làm sách chịu nhiều tổn thất. Tuy nhiên, đây được coi là thời điểm thích hợp để xây dựng thói quen đọc sách. Không thể phủ nhận rằng đại dịch vẫn đang tác động đến nhu cầu đọc của người dân.

Báo cáo của Global English Editing cho thấy người Mỹ đọc nhiều hơn 25% so với năm 2020. Giới trẻ ở đây dùng trung bình 6,6 phút để đọc mỗi ngày. Trong đó, 39% nói họ thích đọc sách mới phát hành. Tiểu thuyết lãng mạn vẫn là thể loại nằm ở vị trí số một đối với sách bán chạy nhất ở xứ cờ hoa này.

Mặc dù người Mỹ đọc nhiều sách hơn trong mùa dịch, vẫn có 23% người dân nơi đây không mua cuốn sách nào trong năm qua và 29% người nông thôn chưa bao giờ đọc sách.

Châu Âu được coi là “châu lục mọt sách” trên thế giới. Theo khảo sát, độc giả châu Âu sử dụng hơn một giờ mỗi ngày để đọc sách. Trong đó, 16,8% người Phần Lan nói họ coi việc đọc sách là một trong những hoạt động chính trong ngày. Phần Lan, Ba Lan và Estonia là những quốc gia có tỷ lệ đọc sách lớn nhất châu Âu.

Ở châu Á, những quốc gia đọc nhiều bao gồm Ấn Độ, Thái Lan và Trung Quốc. Người dân ở đây sử dụng ít nhất một tiếng/tuần để đọc.

Đặc biệt, sách nói có sự lên ngôi ở Trung Quốc. Năm qua, số người nghe sách nói ở đây tăng 4,3% (người trưởng thành) và 8,5% (thiếu niên) so với năm trước.

Thống kê cũng cho thấy người Hàn Quốc chi nhiều tiền cho sách. 12% người dân ở đây coi sách là phương tiện học tập ưa thích của họ.

Mới đây, Renaissance Learning (công ty chuyên phân tích vấn đề học tập và tạo ra các phần mềm giáo dục có trụ sở tại Anh, Mỹ, Canada, Hàn Quốc, Australia) cũng thực hiện khảo sát hơn một triệu học sinh tại 6.049 trường học khác nhau về thói quen và sở thích đọc. Kết quả cho thấy tổng cộng số sách được các em đọc tăng 11% so với cùng kỳ năm trước.

thoi quen doc sach tren the gioi anh 2

Sau 2 năm chịu ảnh hưởng của đại dịch, các hội sách quốc tế lớn trên thế giới dần mở cửa trở lại. Ảnh: MC Argentina.

Doanh số bán sách tăng

Cũng theo nghiên cứu của công ty Global English Editing, so với năm 2020, số sách được xuất bản trên toàn cầu tăng 1,5 triệu cuốn. Trong đó, lượng sách giấy ở Mỹ tăng 18,5% trong nửa đầu năm 2021.

Báo cáo của Hiệp hội các nhà xuất bản Mỹ (Publishers Association US) chỉ ra rằng doanh thu từ 1.369 nhà xuất bản nơi đây đạt 15,4 tỷ USD trong năm qua.

Hiệp hội các nhà xuất bản Anh (Publishers Association UK) mới đây cũng công bố báo cáo hoạt động trong năm 2021. Theo đó, sau thời gian chịu sự đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, doanh số từ các nhà xuất bản ở đây (bao gồm sách, tạp chí, bản quyền sách) tăng 5%, đạt khoảng 8,75 tỷ USD.

Các dòng sách được xuất bản trên thế giới cũng tăng nhiều nhất ở thể loại tiểu thuyết (146%), fantasy (48,4%), viễn tưởng (34,7%), lãng mạn (29,9%)…

Số lượt đăng ký tải và đọc sách điện tử tăng 26% so với thời điểm trước khi bùng dịch. Tuy nhiên, 66% bạn đọc chia sẻ rằng sách giấy vẫn cho họ trải nghiệm khi đọc tốt hơn sách điện tử.

“Điều đáng khích lệ là mặc dù thế giới của chúng ta đang trở nên phụ thuộc nhiều hơn vào công nghệ, nhưng sách giấy vẫn chứng minh được sức mạnh lâu bền của chúng và sẽ tiếp tục giữ một vị trí đặc biệt trong trái tim của mọi tầng lớp bạn đọc”, trích báo cáo của Global English Editing.

Bên cạnh đó, sự phổ biến của sách nói đang tăng lên. Bắc Mỹ là khu vực “thống trị” sách nói với hơn 46% thị phần. Định dạng này phổ biến nhất trên nền tảng Audible với tổng số hơn 200.000 đầu sách.

Vừa qua, Nhà xuất bản Penguin UK (Anh) đã có cuộc nghiên cứu đến độc giả về cuốn sách khiến họ cảm thấy giải tỏa căng thẳng nhất trong thời gian đại dịch. Kết quả lần lượt là: Những người khốn khổ, Thư viện nửa đêm, A Gentleman in Moscow towles

Theo dự đoán của các chuyên gia, tiểu thuyết lãng mạn và viễn tưởng tiếp tục là dòng sách thống trị và mang về doanh thu lớn cho toàn ngành. Tiếp đến là tâm lý học tội phạm, trinh thám, giả tưởng, tôn giáo và những tựa sách truyền cảm hứng.

Tiếp tục xu hướng của năm 2020, trong năm qua, việc chuyển thể sách thành loạt phim trên Netflix và phim bom tấn cũng ngày càng trở nên phổ biến.

Bước sang năm 2022, tình hình dịch bệnh có tín hiệu khả quan hơn khi hầu hết quốc gia đã tiến hành tiêm vaccine cho người dân. Các hội sách lớn trên thế giới (ở Anh, Italy, Tây Ban Nha, Thái Lan, Argentina…) cũng dần mở cửa trở lại sau 2 năm gián đoạn, đánh dấu sự phục hồi của ngành xuất bản quốc tế.