Liên kết website :

Đang online: 0
- Trong ngày: 2
- Trong tuần: 6
- Trong tháng: 20
- Tổng truy cập: 213.591
[ Đăng ngày: 11/08/2023 ]

Lan tỏa văn hóa đọc: Chuyện không của riêng ai

Theo các chuyên gia, lan tỏa văn hóa đọc không phải là chuyện của riêng các tác giả, nhà xuất bản mà cần xây dựng, hình thành từ nhà trường, gia đình.

Theo thống kê của Hội Xuất bản Việt Nam, trừ sách giáo khoa, mỗi người dân Việt Nam chỉ đọc 1,4 cuốn sách/năm - một con số khá khiêm tốn so với các quốc gia trên thế giới.

Khi thói quen đọc sách vẫn còn thấp, đồng nghĩa, thị trường xuất bản sách trong nước cũng không mấy khả quan. Bằng chứng là doanh thu bán sách của Việt Nam chỉ khoảng 50.000 đồng/người/năm.

Tuy nhiên, đọc sách không chỉ là một thói quen mà còn là một công cụ để hướng tới cuộc sống ý nghĩa hơn. Câu chuyện về những người trẻ yêu sách sau đây truyền đi thông điệp về giá trị mà sách mang lại cho mỗi chúng ta.

"Gửi bố mẹ thân yêu", "Công việc ngắn/tầm nhìn dài"… - những cuốn sách của tác giả trẻ Nguyễn Tuấn Đức dù mới chỉ lên kệ nhưng đã thu hút được nhiều độc giả trẻ bởi những chuỗi cảm xúc và những câu chuyện giản dị, gần gũi. Vì yêu những cuốn sách nên Tuấn Đức lại càng muốn lan tỏa những giá trị tốt đẹp của việc đọc sách đến với nhiều người.

Hay với chị Lưu Thị Phương Linh, người sáng tạo nội dung, chiếc điện thoại, tripod, micro… là những dụng cụ nhỏ gọn nhưng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc giới thiệu những cuốn sách của mình. Công việc tốn kha khá thời gian khi đọc những cuốn sách, nghiền ngẫm, viết kịch bản, lên ý tưởng quay, dựng video, tuy nhiên, bằng cách tận dụng mạng xã hội, chị Linh biến kênh YouTube của mình trở thành một phương tiện để lan tỏa văn hóa đọc.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, lan tỏa văn hóa đọc không phải là chuyện của riêng các tác giả, nhà xuất bản mà cần xây dựng, hình thành văn hóa đọc từ nhà trường, gia đình.

Ông Lê Hoàng, Phó Chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam cho rằng, nhà trường và gia đình có vai trò rất quan trọng. Những người lớn trong gia đình cũng nên có trách nhiệm giúp con em mình hình thành thói quen đọc sách ngay từ 5 tuổi, 6 tuổi.

Ông Hoàng cũng kiến nghị cần bổ sung một điều khoản về phát triển văn hóa đọc vào Bộ luật Xuất bản sắp tới, đồng thời đưa tiết đọc sách vào giờ học chính khóa ở tất cả cấp học trong nhà trường.

Nguyễn Hương

CÁC TIN KHÁC