Liên kết website :

Đang online: 1
- Trong ngày: 0
- Trong tuần: 8
- Trong tháng: 35
- Tổng truy cập: 213.606
[ Đăng ngày: 18/09/2014 ]
  • Tăng cường hiệu lực của hệ thống quản lý đầu tư công theo tinh thần luật Đầu tư công tại Việt Nam/ Vũ Cương.- Tr. 2-10

Tóm tắt: Hệ thống các văn bản dưới luật về đầu tư công được xây dựng từ nhiều năm trước nên đến nay đã bộc lộc nhiều bất cập và đặc biệt không còn phù hợp với tinh thần đổi mới của Luật đầu tư công vừa mới được Quốc hội thông qua. Bài viết sử dụng Khung chẩn đoán đánh giá quản lý đầu tư công của Ngân hàng thế giới để phân tích những bất cập đó và đề xuất các giải pháp khắc phục. Những hạn chế chính được chỉ ra là: (i) khuôn khổ thể chế không thuận lợi cho lập kế hoạch và theo dõi đánh giá đầu tư công dựa trên kết quả; (ii) năng lực thể chế không thỏa đáng, trách nhiệm giải trình chưa rõ ràng và thiếu động lực trong quản lý chương trình, dự án đầu tư công; (iii) thiếu kế hoạch hành động trung hạn và khung kết quả trong các bản kế hoạch; (iv) công tác thẩm định và lựa chọn dự án đầu tư công còn yếu; và (v) công tác đánh giá đầu tư công thiếu tính khách quan và chưa làm rõ được tiêu chí, mục đích đánh giá. Từ đó, bài viết đưa ra bốn kiến nghị để tăng cường hiệu lực hệ thống quản lý đầu tư công: (i) áp dụng khung kết quả trong lập kế hoạch và chương trình, dự án đầu tư công; (ii) sử dụng hệ thống theo dõi đánh giá dựa trên kết quả thay thế cách theo dõi đánh giá truyền thống; (iii) áp dụng tiêu chí và chỉ số theo dõi đánh giá được quốc tế công nhận; và (iv) xây dựng, sử dụng cơ sở dữ liệu và hệ thống báo cáo thống nhất để theo dõi đầu tư công.

  • Nhận định thương mại Việt Nam với Trung Quốc/ Hoàng Đức Thân.- Tr. 11-15
  • Ứng dụng mô hình GTAP đánh giá tác động kinh tế của tự do hóa thương mại giữa ASEAN và Hàn Quốc/ Đỗ Đình Long, Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Khánh Doanh.- Tr. 16-22
  • Phân tích dân số và phát triển ở Việt Nam: Những khác biệt, bất bình đẳng và thách thức/ Lưu Bích Ngọc.- Tr. 23-35
  • Tác động của rủi ro đặc thù đến tỷ suất lợi nhuận: Nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam/ Võ Xuân Vinh, Đặng Quốc Thành.- Tr. 36-46

Tóm tắt: Nghiên cứu về rủi ro đặc thù đã có nhiều trên thế giới. Tuy nhiên, chưa có nhiều nghiên cứu về chủ đề này ở Việt Nam. Bài báo nghiên cứu tác động của rủi ro đặc thù đến tỷ suất lợi nhuận của cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Sử dụng dữ liệu thị trường và các chỉ số tài chính của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2007-2012, nghiên cứu cho thấy mối quan hệ đồng biến giữa rủi ro đặc thù và tỷ suất lợi nhuận của cổ phiếu.

  • Bàn về phương pháp xác định năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam/ Nguyễn Viết Lâm.- Tr. 47-53

Tóm tắt: Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng trở nên phổ biến và quyết liệt, một vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với các doanh nghiệp là làm thế nào để nâng cao năng lực cạnh tranh? Tuy nhiên, năng lực cạnh tranh là gì, phương pháp xác định như thế nào? Chỉ số năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là bao nhiêu? vẫn đang còn là ẩn số hoặc chưa được làm sáng tỏ. Bài viết dưới đây bàn về phương pháp và kỹ thuật xác định/đo lường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam. Bài viết được bắt đầu bằng việc làm rõ bản chất của năng lực cạnh tranh ở cấp độ doanh nghiệp, tiếp đến là phần trình bày quan điểm và chỉ ra mô hình tổng quát được sử dụng để xác định năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam, cuối cùng bài viết tập trung nghiên cứu đề xuất hệ thống các chỉ tiêu, yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam cùng với những phương pháp xác định/đo lường giá trị cũng như tầm quan trọng của các chỉ tiêu đó. Hy vọng rằng các kết quả nghiên cứu trong bài viết sẽ giúp doanh nghiệp tạo ra xuất phát điểm quan trọng để từ đó có được những giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh thiết thực và hiệu quả.

  • Mô hình Beneish dự đoán sai sót trọng yếu trong báo cáo tài chính/ Nguyễn Công Phương, Nguyễn Trần Nguyên Trân.- Tr. 54-60.

Tóm tắt: Mục tiêu của nghiên cứu này là giới thiệu mô hình Beneish nhằm dự đoán khả năng phát hiện sai sót trọng yếu trong báo cáo tài chính. Mô hình này được sử dụng phổ biến trong giới học thuật và tác nghiệp ở các nước do khả năng dự đoán đúng trên 50% báo cáo tài chính có sai sót trọng yếu/gian lận. Để phù hợp với ngữ cảnh của Việt Nam, một số lưu ý được đưa ra nhằm tính toán một số biến của mô hình. Sử dụng hàm Excel để tính toán các biến và chỉ số M-Score của mô hình với 30 công ty có sai sót trọng yếu trong báo cáo tài chính năm 2012 do kiểm toán phát hiện và công bố, kết quả kiểm chứng cho thấy mô hình dự đoán đúng với xác suất 53,33%. Kết quả này gợi ý rằng, mô hình này có thể được sử dụng như một công cụ hỗ trợ cho các kiểm toán viên để đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong báo cáo tài chính. Ngoài ra, mô hình cũng có thể được các cơ quan quản lý sử dụng để kiểm tra khi có nghi ngờ về gian lận của các công ty ngay cả khi báo cáo tài chính của các công ty này đã được kiểm toán.

  • Đánh giá sự hài lòng của khách hàng với chất lượng dịch vụ- Nghiên cứu tại công ty Bảo hiểm BIDV Hải Dương/ Chu Thị Kim Loan.- Tr. 61-68
  • Kế toán quản trị- Từ khía cạnh lợi ích doanh nghiệp đến khía cạnh trách nhiệm xã hội/ Hoàng Tùng.- Tr. 69-75.

Tóm tắt: Kế toán là công cụ cung cấp thông tin, xuất phát từ nhu cầu thông tin trong quản lý của các tổ chức và người sử dụng. Thông tin kế toán đã trở thành một bộ phận quan trọng và tất yếu trong các doanh nghiệp khi thực hiện các chức năng quản lý. Khi vai trò và trách nhiệm của doanh nghiệp ngày càng tăng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia thì tổ chức tốt hệ thống thông tin kế toán càng có ý nghĩa hơn trong các cam kết và sứ mạng của doanh nghiệp nhờ các thông tin đã được thu nhận, xử lý và cung cấp một cách đúng đắn. Bài viết nhằm phân tích nội dung của kế toán quản trị từ khía cạnh lợi ích doanh nghiệp đến khía cạnh trách nhiệm xã hội trên cơ sở nhận diện vai trò của kế toán quản trị trong mối liên kết doanh nghiệp-cộng đồng-xã hội, những vấn đề về cung cấp thông tin quản lý trong bối cảnh mới và những gợi ý cho các doanh nghiệp hoạt động ở Việt Nam khi tổ chức kế toán quản trị.

  • Vai trò của kinh tế biển đối với kinh tế tỉnh Bình Định/ Nguyễn Duy Thục, Nguyễn Phương Quỳnh/ Tr. 76-84.

 

CÁC TIN KHÁC