Liên kết website :

Đang online: 1
- Trong ngày: 1
- Trong tuần: 8
- Trong tháng: 35
- Tổng truy cập: 213.606
[ Đăng ngày: 29/05/2015 ]
  • Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận trong pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam/ Nguyễn Văn Cừ.- Tr. 3-11.

Tóm tắt: Hiện nay, chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được quy định trong Luật hôn nhân và gia đình (HNGĐ) năm 2014 (từ Điều 47 đến Điều 50). Tuy nhiên, các quy định này vẫn mang tính định khung, nguyên tắc chung mà chưa cụ thể, rõ ràng. Bài viết tập trung phân tích chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận trong hệ thống pháp luật Việt Nam trước đây và Luật HNGĐ năm 2014 và đưa ra một số nhận xét nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về vấn đề này.

  • Mang thai hộ và những vấn đề phát sinh/ Nguyễn Thi Lan.- Tr. 12-21.

Tóm tắt: Bài viết tập trung nghiên cứu điều kiện mang thai hộ (điều kiện đối với bên nhờ mang thai hộ, bên mang thai hộ và những chủ thể có liên quan); quyền và nghĩa vụ của người nhờ mang thai hộ, bên mang thai hộ; hệ quả pháp lí của việc mang thai hộ. Trong từng nội dung nghiên cứu, tác giả đánh giá, bình luận các quy định của pháp luật và đưa ra một số kiến nghị nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong việc mang thai hộ.

  • Hoàn thiện bộ luật tố tụng hình sự nhằm bảo đảm quyền của phụ nữ là người bị tạm giữ, bị can, bị cáo/ Trần Thi Liên.- Tr. 22-29.

Tóm tắt: Việc bảo đảm quyền con người nói chung và quyền của phụ nữ nói riêng đã được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013. Trong tố tụng hình sự (TTHS), việc bảo đảm quyền con người, quyền của phụ nữ được thể hiện chủ yếu trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 (BLTTHS). Trên cơ sở phân tích các quy định bảo đảm quyền của phụ nữ khi tham gia tố tụng với tư cách là người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong BLTTHS đồng thời tham khảo các quy định tương ứng tại Dự thảo BLTTHS (sửa đổi) – sau đây gọi tắt là Dự thảo, tác giả đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của BLTTHS về vấn đề này.

  • Các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị xã hội của pháp luật/ Lê Vương Long.- Tr. 30-42.

Tóm tắt: Bản chất, thuộc tính và các giá trị xã hội của pháp luật không đơn giản và thuần túy là những yếu tố tự nhiên, mặc định hay vốn có trong bản thân pháp luật mà chịu sự quy định, tác động đa chiều của nhiều yếu tố khác nhau. Trên cơ sở xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị xã hội của pháp luật như nền tảng kinh tế, chế độ chính trị, truyền thống văn hóa, đời sống chính trị-pháp lí quốc tế, nhận thức và năng lực, trình độ xây dựng pháp luật, bài viết góp phần làm rõ hơn về trạng thái, môi trường vận động của pháp luật trong đời sống pháp lí-xã hội.

  • Thủ tục thành lập doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp năm 2014 và việc cải thiện thứ hạng môi trường kinh doanh của Việt Nam/ Trần Huỳnh Thanh Nghi.- Tr. 43-48.

Tóm tắt: Bài viết phân tích một số cải cách thủ tục thành lập doanh nghiệp tại Luật doanh nghiệp (LDN) năm 2014 trong việc cải thiện thứ hạng môi trường kinh doanh (MTKD) của Việt Nam trong năm 2016, trong đó nhấn mạnh việc cắt giảm thời hạn đăng ký doanh nghiệp (ĐKDN), kết nối liên thông giữa thủ tục ĐKDN với đăng kí lao động, bỏ ghi ngành nghề kinh doanh trong giấy chứng nhận ĐKDN. Bài viết cũng chỉ ra một số trở ngại mà Việt Nam cần khắc phục trong thời gian tới đó là tốc độ cải cách thủ tục thành lập doanh nghiệp của Việt Nam vẫn còn chậm so với nhiều nền kinh tế khác, danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện còn nhiều và chế tài xử phạt đối với nhà đầu tư vi phạm khi ĐKDN còn thấp, chưa đủ sức răn đe đối với doanh nghiệp.

  • Hoàn thiện quy định của Bộ Luật Hình sự Việt Nam về các tội hối lộ/ Đào Lệ Thu.- Tr. 49-61.

Tóm tắt: Bài viết phân tích những cơ sở cho việc hoàn thiện quy định của Bộ luật hình sự (BLHS) về các tội phạm hối lộ và đưa ra các kiến nghị hoàn thiện dấu hiệu pháp lí, kĩ thuật lập pháp cũng như đường lối xử lí các tội hối lộ để phù hợp với sự phát triển của tình hình kinh tế-xã hội, đáp ứng yêu cầu của cuộc đấu tranh chống tội phạm tham nhũng cũng như yêu cầu của hội nhập quốc tế.

 Nguyên tắc cơ bản và nguyên tắc pháp luạt chung trong luật Quốc tế/ Nguyễn Thi Thuận.- Tr. 62-67.

Tóm tắt: Từ phương diện lí luận cũng như thực tiễn, các nguyên tắc cơ bản và nguyên tắc pháp luật chung có vị trí và vai trò rất quan trọng trong quan hệ quốc tế. tuy nhiên, một số văn bản, tài liệu…lại đồng nhất những nguyên tắc này với nhau. Căn cứ vào một số tiêu chí như nguồn gốc, hình thức tồn tại, phạm vi tác động…bài viết tập trung phân tích, làm rõ những điểm tương đồng và khác biệt của hai nhóm nguyên tắc này.

  • Quy định về xử lí hình sự đặc biệt của Trung Quốc/ Âu Dương Trúc Quân.- Tr. 68-72.

Tóm tắt: Bài viết giới thiệu quy định của Bộ luật hình sự Trung Quốc (BLHS) về xử lí hình sự đặc biệt (xử phạt phi hình phạt) qua việc làm rõ điều kiện, phạm vi, đối tượng áp dụng của các biện pháp: Giáo dục tư pháp; bồi thường dân sự theo hình sự; kiến nghị xử phạt hành chính. Trên cơ sở chỉ ra những bất cập trong lập pháp cũng như thực tiễn áp dụng, tác giả đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện quy định cảu BLHS về xử lí hình sự đặc biệt như:Làm rõ điều kiện áp dụng biện pháp xử phạt phi hình phạt; đưa bồi thường thiệt hại về mặt tinh thần vào phạm vi bồi thường thiệt hại; bổ sung chế tài tương tự chế tài xử phạt hành chính vào BLHS để tòa án áp dụng trực tiếp trong vụ án cụ thể…

CÁC TIN KHÁC