Liên kết website :

Đang online: 1
- Trong ngày: 0
- Trong tuần: 0
- Trong tháng: 35
- Tổng truy cập: 213.606
[ Đăng ngày: 17/11/2015 ]

HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG

  • Thống đốc Nguyễn Văn Bình tiếp cựu Thủ tướng Anh Tony Blair1.- Tr. 1
  • Tổng thống Myanmar tiếp Chủ tịch AVIM/BIDV.- Tr. 1
  • Ngân hàng tiếp tục ưu đãi lãi suất.- Tr. 2-4.
  • BIDV Quý III/2015 tiếp tục tăng trưởng tích cực.- Tr. 5
  •  Sacombank Triển khai dịch vụ thanh toán quốc tế trực tuyến.- Tr. 6
  • SHB Đại hội đồng cổ đông bất thường thông qua đề án nhận sáp nhập VVF.- Tr. 7
  • Vietcombank Phối hợp tổ chức thành công diễn đàn kinh tế Việt Nam - Nhật Bản 2015 (VJEF).- Tr. 9
  • Việt Nam có thể trơ thành trung tâm chế biến, chế tạo mới của thế giới.- Tr.12

DIỄN ĐÀN NGHIÊN CỨU VỀ TÀI CHÍNH TIỀN TỆ

  • Giải pháp của ngành Ngân hàng nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2016-2020/ Tô Duy Lâm.- Tr. 13-14.

Tóm tắt: Có thể nói giai đoạn 2011-2015 là giai đoạn rất khó khăn của nền kinh tế nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng, do tác động ảnh hưởng trực tiếp từ khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Song ngành ngân hàng đã thực hiện thành công trong việc đạt được 02 mục tiêu quan trọng đó là: ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định hệ thống ngân hàng và duy trì, phục hồi, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Riêng đối với thành phố Hồ Chí Minh, kết quả này được thể hiện rõ nét và mang đậm dấu ấn đặc trưng của thành phố trong nỗ lực tháo gỡ và vượt qua khó khăn để phát triển.

  • Hoàn thiện pháp luật về xử lý nợ xấu trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế/ Phạm Hữu Hùng.- Tr.15-16.

Tóm tắt: Xử lý nợ xấu là một trong những điểm sáng trong tiến trình cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011 -2015 của Ngân hàng Nhà nước. Với tất cả nỗ lực và giải pháp của ngành Ngân hàng, nợ xấu đã được xử lý và được đưa về dưới ngưỡng an toàn, từ mức 17,2% tại thời điểm 9/2012 đến tháng 10/2015 chỉ còn 2,93%. Kết quả xử lý nợ xấu đã góp phần quan trọng trong việc tái cơ cấu, lành mạnh hóa tài chính của các TCTD, đặc biệt là trong việc khơi thông và thúc đẩy mở rộng tín dụng cho nền kinh tế một cách an toàn, hiệu quả.

  • Quản trị danh mục cho vay theo ngành kinh tế tại các ngân hàng thương mại Việt Nam/ TS. Đinh Xuân Cường.- Tr. 17-20.

Tóm tắt: Trong lộ trình thực hiện cam kết hội nhập mạnh mẽ như hiện nay kèm theo bối cảnh tái cơ cấu các ngân hàng thương mại từ năm 2012 đến nay, kinh doanh ngân hàng được xem là một lĩnh vực hết sức nhạy cảm, đòi hỏi hệ thống NHTM Việt Nam chủ động nhận thức, cơ cấu lại và sẵn sàng đổi mới, hiện đại hóa để có thể tham gia tốt hơn vào sân chơi chung quốc tế. Với nỗ lực giữ vững thị  phần, ổn định và tăng trưởng lợi nhuận, các ngân hàng đã đưa ra nhiều sản phẩm dịch vụ mới, nhằm đa dạng hóa các hoạt động sinh lời của mình. Tuy nhiên, tín dụng (cho vay) vẫn đang là hoạt động kinh doanh chủ yếu tại hầu hết các NHTM Việt Nam, hoạt động này mang lại từ 60% đến 80% thu nhập của mỗi ngân hàng. Với thực trạng đó, quản trị danh mục cho vay được xem là biện pháp quan trọng nhằm đạt được các mục tiêu kinh doanh của NHTM, đảm bảo hài hòa giữa mục tiêu tăng trưởng và kiểm soát rủi ro.

  • Tháo gỡ nút thắt của doanh nghiệp Việt Nam trước yêu cầu hội nhập kinh tế thế giới/ Hồ Công Minh.- Tr. 20-23.
  • Tháo gỡ vướng mắc về xử lý tài sản bảo đảm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại/ ThS. Vũ Anh Quân.- Tr. 24-27.
  • Chính sách bảo hiểm tiền gửi và việc nâng cao bảo vệ quyền lợi người gửi tiền/  Đặng Thị Thanh Hoài.- Tr. 27-28.
  • Liên kết thương hiệu ngân hàng từ lý luận đến thực tiễn/ ThS. Phạm Quang Sỹ.- Tr. 29-31.

NHÌN RA THẾ GIỚI

  • Cấu trúc sở hữu của hệ thống ngân hàng Trung Quốc và bài học cho Việt Nam.- Tr. 32-37.
  • Đánh giá khả năng đồng Nhân dân tệ trở thành đồng tiền trong rổ dự trữ tiền tệ quốc tế và những tác động đối với Việt Nam/ Trang Ngọc.- Tr. 38-42.

TƯ VẤN PHÁP LUẬT - NGHIỆP VỤ

  • Hướng dẫn giao dịch ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ của các TCTD được phép hoạt động ngoại hối.- Tr. 43.
CÁC TIN KHÁC