Liên kết website :

Đang online: 1
- Trong ngày: 0
- Trong tuần: 0
- Trong tháng: 49
- Tổng truy cập: 213.571
[ Đăng ngày: 28/12/2015 ]

KỶ NIỆM 195 NĂM NGÀY SINH PH.ĂNGGHEN (28-11-1820 - 28-11-2015)

  • Sống mãi tư tưởng vĩ đại của Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản/ Nguyễn Đức Bình.- Tr. 3-9.

Tóm tắt: Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản là cương lĩnh chính trị và lý luận vạch thời đại; tuyên bố sự ra đời hợp quy luật lịch sử của xã hội mới sẽ thay thế xã hội tư bản và chỉ ra động lực trực tiếp của quá trình đó. Tuyên ngôn giác ngộ giai cấp công nhân bằng thế giới quan và phương pháp luận thực sự khoa học, chỉ ra những điều kiện để tự giải phóng. Trải qua nhiều thử thách trên con đường hiện thực hóa, tư tưởng Tuyên ngôn, càng thể hiện sức sống bền vững của nó, càng được nhận thức và vận dụng đúng hơn, tác động càng to lớn và sâu sắc hơn.

  • Tư tưởng của Ph.Ăngghen về con đường “phát triển rút ngắn” - ý nghĩa đối với Việt Nam/ Đỗ Thị Thạch.- Tr. 10-15.

Tóm tắt: Một trong những đóng góp đặc sắc của Ph.Ăngghen cho chủ nghĩa Mác và phong trào cách mạng thế giới là bổ sung, làm sáng rõ lý luận về con đường “phát triển rút ngắn” đối với các nước lạc hậu đi lên chủ nghĩa xã hội. Ph.Ăngghen đã bổ sung thêm nhận định cách mạng vô sản có thể nổ ra ở những quốc gia lạc hậu, chậm phát triển. Có thể “rút ngắn” để đi lên chủ nghĩa xã hội, nhưng trong thời kỳ quá độ, sẽ có đầy rẫy những khó khăn, kẻ thù và những lực lượng chống phá. Cương lĩnh 2011 “Xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH” là sự vận dụng của Đảng ta từ tư tưởng của Ph.Ăngghen.

  • Cống hiến của Ph.Ăngghen trong xây dựng, bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác/ Nguyễn Đình Bắc.- Tr. 16-22. 

NGHIÊN CỨU - PHÁT TRIỂN LÝ LUẬN

  • Tiếp tục làm sáng tỏ nhận thức và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội/ Nguyễn Viết Thảo.- Tr. 23-26. 

Tóm tắt: Dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội XII tiếp tục bổ sung, làm sáng tỏ thêm nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn quan trọng về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Từ thực tế 30 năm đổi mới, Dự thảo đúc rút bài học “phải chủ động, không ngừng sáng tạo trên cơ sở kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội”; “phát huy dân chủ” được nhấn mạnh ngay trong tiêu đề Báo cáo; xác định nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

  • Giá trị đặc sắc, bền vững trong tư tưởng của V.I. Lênin về dân chủ/ Dương Xuân Ngọc - Dương Ngọc Anh.- Tr. 27-32.

Tóm tắt: Bảo vệ và phát triển quan điểm của C.Mác về dân chủ trong thời đại đế quốc chủ nghĩa và cách mạng vô sản, V.I Lênin đã luận giải một cách toàn diện, làm rõ bản chất, hình thức dân chủ và dân chủ xã hội chủ nghĩa: Dân chủ là một giá trị về tự do, bình đẳng, là sự thống trị của đa số; là một trong những hình thức nhà nước, là phạm trù lịch sử; Xô viết là chính thể dân chủ nhất trong lịch sử, là cơ quan gần dân nhất, có thể tập hợp được quần chúng công nông và lôi cuốn họ tham gia sinh hoạt chính trị. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ phục vụ cho lợi ích của đại đa số nhân dân lao động, mà trước hết là giai cấp công nhân, nông dân, những người bị áp bức. Đó là chế độ dân chủ “gấp triệu lần dân chủ tư sản”.

  • Lãnh đạo, quản lý từ góc độ xã hội học sáng tạo/ Lê Ngọc Hùng.- Tr. 33-37.
  • Xây dựng phẩm chất, năng lực đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu thời kỳ mới/ Phan Hữu Tích.- Tr. 38-43.
  • Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế/ Nguyễn Thị Quế - Nguyễn Thị Thú.- Tr. 44-49.
  • Phát triển tư duy chiến lược của người lãnh đạo trong các cơ quan nhà nước/ Lê Chi Mai.- Tr. 50-54.
  • Chiều cạnh giới trong thể chế, chính sách đối với nữ trí thức hiện nay/ . Bùi Thị Ngọc Lan.- Tr. 55-59.   

ĐÀO TẠO - BỒI DƯỠNG CÁN BỘ

  • Viện Xã hội học qua 25 năm xây dựng và trưởng thành/ Nguyễn Tất Giáp.- Tr. 60-64.
  • Phát triển đội ngũ giảng viên Học viện đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế/ Nguyễn Văn Lượng.- Tr. 65-69.
  • Nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ giảng viên các trường chính trị/ Nguyễn Thị Châu.- Tr. 70-74.

THỰC TIỄN - KINH NGHIỆM

  • Điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng phù hợp với sản xuất, kinh doanh và người lao động/ Đặng Như Lợi.- Tr. 75-78.
  • Phát triển đô thị trong điều kiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa/ Hà Quang Ngọc.- Tr. 79-85.
  • Phát triển kinh tế biển theo hướng kinh tế xanh ở đồng bằng sông Cửu Long/ Trương Quang Khải - Phạm Ngọc Hòa.- Tr. 86-89.
  • Một số giải pháp đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài vào các tỉnh Bắc Trung Bộ/ Trần Nghĩa Hòa.- Tr. 90-94.
  • Phân tầng xã hội về chính trị và văn hóa ở Việt Nam hiện nay/ Nguyễn Thị Thùy Linh.- Tr. 95-99.

NHÂN VẬT - SỰ KIỆN

  • Khởi nghĩa Nam Kỳ - Một số giá trị nhìn từ hôm nay/ Mạch Quang Thắng.- Tr. 100-104.
  • Sự thật về Công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng và chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa/ Vũ Thanh Ca - Lê Minh Phương.- Tr. 105-111.

DIỄN ĐÀN

  • Về kiểm tra tổ chức đảng hoặc đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm/Lê Văn Cường.- Tr. 112-115.
  • Công tác đối ngoại và nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam/ Trịnh Thị Hoa.- Tr. 116-119.

QUỐC TẾ

  • Hiệp định đối tác kinh tế  chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP): Những cơ hội và thách thức cho Việt Nam/ Nguyễn Minh Phong.- Tr. 120-122.
  • Một số lý thuyết Xã hội học trong nghiên cứu biến đổi cơ cấu xã hội - nghề nghiệp/ Phạm Minh Anh.- Tr. 123

 

CÁC TIN KHÁC