Liên kết website :

Đang online: 0
- Trong ngày: 0
- Trong tuần: 8
- Trong tháng: 22
- Tổng truy cập: 213.593
[ Đăng ngày: 05/08/2015 ]

NGHIÊN CỨU - PHÁT TRIỂN LÝ LUẬN

  • Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội theo tư tưởng Hồ Chí Minh/ Trần Văn Phòng - Lê Thị Hạnh.- Tr. 3-7.

Tóm tắt: Tư tưởng Hồ Chí Minh về tiến bộ và công bằng xã hội thể hiện tinh thần nhân đạo sâu sắc, biểu đạt những giá trị tương đồng của CNXH với truyền thống văn hóa quý báu của dân tộc; điều này được Người coi là một đặc trưng bản chất của CNXH ở Việt Nam; được vận dụng để giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. Bước phát triển mới về thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội thể hiện ở nội dung: không chờ cho kinh tế phát triển mới thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; muốn thực hiện tốt công bằng xã hội thì phải bảo đảm công bằng về phân phối tư liệu sản xuất, công bằng về điều kiện và cơ hội.

  • Những đặc trưng của văn hóa Việt Nam/ Lê Văn Toan.- Tr. 8-12. 

Tóm tắt: Văn hóa luôn mang hàm nghĩa tĩnh và động, có các đặc trưng cơ bản: tính hệ thống, tính giá trị, tính lịch sử, tính nhân sinh. Văn hóa Việt Nam có những nét mang tính đặc trưng chung phổ biến và những đặc trưng riêng biệt đặc thù. Những đặc trưng cơ bản riêng biệt này được hình thành, đúc kết, bảo lưu, phát triển từ điều kiện địa lý tự nhiên, lịch sử, chính trị - kinh tế - xã hội của Việt Nam. Năm đặc trưng cơ bản của văn hóa Việt Nam là: tính cộng đồng làng xã; tính trọng tâm; tính ưu hài hòa; tính kết hợp; tính linh hoạt; trong đó, phẩm chất, giá trị cốt lõi nhất là lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, lòng nhân ái, thương người, tính cộng đồng làng xã, tính tinh tế.

  • Sự thống nhất giữa bản chất khoa học và cách mạng là đặc trưng của chủ nghĩa Mác/ Lâm Quốc Tuấn.- Tr. 13-17.
  • Điều kiện để đổi mới công tác xây dựng đội ngũ cán bộ tham mưu các cơ quan Đảng ở Trung ương đạt kết quả/ Nguyễn Dương Nam.- Tr. 18-21.

ĐÀO TẠO - BỒI DƯỠNG CÁN BỘ

  • Phòng ngừa, khắc phục những căn bệnh trong tư duy lãnh đạo, quản lý/ Đoàn Minh Huấn.- Tr. 22-27.
  • Vai trò của giáo dục đạo đức trong xây dựng nhân cách sinh viên hiện nay/  Nguyễn Thế Kiệt.- Tr. 28-32.

THỰC TIỄN - KINH NGHIỆM

  • Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước - Kết quả, thách thức và giải pháp/ Ngô Văn Vũ.- Tr. 33-38.

Tóm tắt: Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước đã được triển khai thực hiện và đạt kết quả. Tuy vậy, đến nay chủ trương tái cơ cấu mới được thể hiện ở nghị quyết của Đảng, các văn bản dưới luật của Chính phủ, tính pháp lý chưa cao. Cần thực hiện một số giải pháp: hoàn thiện các cơ chế, chính sách;  đẩy nhanh sắp xếp, chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp theo tiêu chí, danh mục đã phân loại; xây dựng và kiểm tra, giám sát việc tiết giảm chi phí; chủ động hơn vai trò nhà đầu tư chiến lược của Chính phủ thông qua SCIC; tăng cường kiểm tra, giám sát các bộ ngành, địa phương, doanh nghiệp trong chỉ đạo và triển khai thực hiện tái cấu trúc.

  • Vấn đề phát triển kinh tế bền vững ở Việt Nam hiện nay/ Mai Việt Dũng.- Tr. 39-42.
  • Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam hiện nay/ Ngô Văn Cương.- Tr. 43-46.
  • Thực trạng công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam hiện nay/ Đỗ Trung Hiếu.- Tr. 47-51.
  • Thực hiện dịch vụ công trực tuyến ở Hà Nội và những vấn đề đặt ra/ Đinh Nguyên Mạnh.- Tr. 52-55.
  • Lối sống của công nhân ở khu công nghiệp, khu chế xuất hiện nay/ Nguyễn Mạnh Thắng.- Tr. 56-59.
  • Một số kinh nghiệm từ thực hiện giảm nghèo bền vững ở tỉnh Hải Dương/ Nguyễn Văn Tuân.- Tr. 60-64.

DIỄN ĐÀN

  • Môi trường đầu tư kinh doanh - Nhìn từ góc độ cải cách thủ tục hành chính/ Bùi Tất Thắng.- Tr. 64-68.

Tóm tắt: Ngay từ đầu đổi mới, việc cải cách nền hành chính đã được đặt ra và thực hiện. Nhờ vậy môi trường kinh doanh đã được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên cũng còn những hạn chế, như trong Dự thảo báo cáo kinh tế - xã hội trình Đại hội XII của Đảng đã nêu. Để khắc phục những hạn chế đó, cần: tập trung thực hiện tốt các mục tiêu định lượng nêu trong Nghị quyết 19 của Chính phủ (12-3-2015); khắc phục cơ chế sinh ra những thủ tục rườm rà; về dài hạn, chuyển trọng tâm nhiệm vụ sang việc nâng cao chất lượng chính sách. Giải pháp chính là nắm vững tinh thần cải cách: kinh tế thị trường đầy đủ và hội nhập; nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức, nhất là những người trực tiếp tham gia xây dựng chính sách.

  • Kiện toàn, chuẩn hóa các chức danh cán bộ chủ chốt cấp xã đáp ứng yêu cầu thời kỳ mới/ Nguyễn Thanh Tuấn - Phạm Ngọc Hà.- Tr. 69-72.
  • Ngoại giao văn hóa trong bối cảnh hội nhập/ Phạm Ngọc Anh.- Tr. 73-76. 
  • Vốn xã hội và việc đề bạt, bổ nhiệm cán bộ trẻ/ Nguyễn Tuấn Anh.- Tr. 77-81.
  • Một số  giải pháp xây dựng và bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong giai đoạn hiện nay/ Trương Thị Kiên.- Tr. 82-85.
  • Một số nhận thức nhằm nâng cao đạo đức tư pháp/ Phạm Hồng Phong.- Tr. 86-89.

THÔNG TIN KHOA HỌC - ĐÀO TẠO

  • Nghiên cứu tổng kết những vấn đề lý luận cấp bách sau gần 30 năm đổi mới/ Phạm Duy Đức.- Tr. 90-95.
  • Hội thảo khoa học “Đồng chí Nguyễn Văn Linh với cách mạng Việt Nam và quê hương Hưng Yên”/ Lý Việt Quang.- Tr. 96-99.

QUỐC TẾ

  • Những tác động của các thể chế quốc tế đến nhà nước quốc gia trong bối cảnh toàn cầu hóa/ Trịnh Thị Xuyến.- Tr. 100-103.
  • Tìm hiểu mô hình giáo dục đại học ở một số nước trên thế giới/ Nguyễn Thị Lan.- Tr. 104-108.
  • Một số kết quả đạt được trong thực hiện Luật khuyến khích đầu tư của  Lào/ Norkeo Kommadam.- Tr. 109

 

CÁC TIN KHÁC