Liên kết website :

Đang online: 1
- Trong ngày: 0
- Trong tuần: 0
- Trong tháng: 35
- Tổng truy cập: 213.606
[ Đăng ngày: 31/07/2013 ]

NGHỊ QUYẾT XI CỦA ĐẢNG VÀ THỰC TIỄN CUỘC SỐNG

  • Tư duy biện chứng trong sự kết hợp giữa kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta/ Lê Hữu Nghĩa.- Tr. 3-8.

Tóm tắt: Trong bài viết này tác giả đã luận giải để làm rõ tư duy biện chứng trong kết hợp giữa kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay. Định hướng thị trường và định hướng xã hôi chủ nghĩa là những thuộc tính bản chất, những yếu tố nội tại, gắn bó hữu cơ trong mô hình kinh tế tổng quát ở nước ta. Định hướng xã hội chủ nghĩa phải được quán triệt khi vận hành các nguyên tắc của thị trường; đồng thời, việc định hướng xã hội chủ nghĩa không tách rời các quy luật của thị trường.

  • Ngăn chặn sự tha hóa đạo đức ở người cán bộ lãnh đạo chủ chốt nước ta hiện nay- nhìn từ góc độ pháp luật/ Nguyễn Thị Thu Hường.- Tr. 9-14.

HỘI THẢO QUỐC TẾ “TRIẾT HỌC ÁO VÀ Ý NGHĨA HIỆN THỜI CỦA NÓ”

  • Triết học phân tích tôn giáo của Bernard Bolzano/ Winfried Loffler.- Tr. 15-22.
  • Đạo đức lợi nhuận trong kinh doanh/ Nguyễn Văn Phúc.- Tr. 23-29.
  • Triết học Trần Quốc Thảo- dấu gạch nối giữa hiện tượng học và chủ nghĩa duy vật biện chứng/ Nguyễn Thị Toan.- Tr. 30-38.
  • Xu hướng thế tục tôn giáo và một số vấn đề đặt ra đối với công tác tôn giáo của Đảng và nhà nước Việt Nam hiện nay/ Nguyễn Thọ Khang.- Tr. 39-45.

Tóm tắt: Bài viết đề cập tới 5 vấn đề: 1) tính đa dạng và sự phức tạp cua xu hướng thế tục hóa tôn giáo trên thế giới hiện nay theo hai phương diện là thế tục hóa tôn giáo tích cực và thế tục hóa tôn giáo tiêu cực; 2) Xu thế thế tục hóa thân tôn giáo ở Việt Nam hiện nay chủ yếu mang tính nhập thế; 3) Những nguyên nhân dẫn đến xu hướng thế tục hóa tôn giáo; 4) Tác động theo hướng tích cực và tiêu cực của xu hướng thế tục văn hóa tôn giáo đến tiến bộ xã hội; và 5) Một số vấn đề đặt ra ới công tác tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta trước sự gia tăng của xu hướng thế tục hóa tôn giáo.

  • Quan điểm cứu thế luận của tôn giáo/ Nguyễn Phú Lợi.- Tr. 46-55.
  • Vấn đề xây dựng bộ máy nhà nước pháp quyền ở Việt Nam thời Lê sơ (Qua Quốc triều hình luật)/ Nguyễn Thanh Bình.- Tr. 56-65.

TRAO ĐỔI Ý KIẾN

  • Về cặp phạm trù “ Cái chung và cái riêng” trong nghiên cứu và giảng dạy triết học ở Việt Nam hiện nay/ Nguyễn Hữu Khiển.- Tr. 66-71.

NGHIÊN CỨU VÀ HỌC TẬP

  • Tư tưởng Hồ Chí Minh về nguyên tắc và phương pháp thực hiện đoàn kết tôn giáo/ Ngô Gia Thế.- Tr. 72-77.

Tóm tắt: Nguyên tắc đoàn kết tôn giáo trong tư tưởng Hồ Chí Minh: Một là, lợi ích của toàn dân tộc và quyền lợi căn bản của con người làm mẫu số chung; hai là, tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân; và ba là, hoạt động của các tôn giáo phải tôn trọng và tuân theo hiến pháp, pháp luật Việt Nam. Còn phương pháp thực hiện đoàn kết tôn giáo trong tư tưởng Hồ Chí Minh là: Tôn trọng các chức sắc tôn giáo và quan tâm tới các tín đồ tôn giáo; tích cực tuyên truyền, khai thác các giá trị nhân bản trong các tôn giáo nhắm tập hợp lực lượng cách mạng của toàn dân; và phân biệt giữa tổ chức giáo dân chân chính với tổ chức và cá nhân giả danh tôn giáo.

  • Phát triển bền vững và sự lựa chọn hướng tiếp cận phát triển bền vững cho khu vực đồng bằng sông Cửu Long ở Việt Nam hiện nay/ Huỳnh Cẩm Thanh.- Tr. 78-85.
CÁC TIN KHÁC