Liên kết website :

Đang online: 1
- Trong ngày: 1
- Trong tuần: 9
- Trong tháng: 49
- Tổng truy cập: 213.571
[ Đăng ngày: 04/03/2015 ]

NGHỊ QUYẾT XI CỦA ĐẢNG VÀ THỰC TIỄN CUỘC SỐNG

  • Nhận thức và thực hiện đúng đắn, sáng tạo mối quan hệ giữa đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ trong điều kiện mới/ Dương Xuân Ngọc, Đặng Thanh Phương.- Tr. 3-10.

Tóm tắt: Mối quan hệ giữa Đảng lảnh đạo nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ là một trong những mối quan hệ lớn đặc biệt chú trọng nắm vững và giải quyết tốt. Nhận thức và thực hiện đúng đắn, sáng tạo mối quan hệ này quyết định trực tiếp đến năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng và hiệu lực, hiệu quả quản lý xã hội, tạo động lực cho sự phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, giải pháp có tính đột phá để thực hiện đúng đắn, sáng tạo mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ là mở rộng va thực hiện dân chủ thực chất từ trong Đảng đến ngoài xã hội; nâng cao năng lực trí tuệ, tư duy lý luận, năng lực cầm quyền của Đảng; xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.                                                

  • Đảng cộng sản Việt Nam với việc nhận thức và giải quyết vấn đề tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội/ Lê Văn Lợi.- Tr. 11-17.

Tóm tắt: Bài báo tập trung luận giải đổi mới, phát triển nhận thức Đảng Cộng sản Việt Nam về tôn giáo và giải quyết vấn đề trong quá trình đổi mới đất nước. Chủ trương, chính sách tôn giáo Đảng có nhiều điểm mới mang tính đột phá, đáp ứng như cầu tinh thần và quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của đồng bào có đạo, động viên và khuyến khích đồng bào có đạo phát huy tinh thần yêu nước, các giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của tôn giáo trong cộng cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Theo tác giả, trong giai đoạn hiện nay, cần tiếp tục nghiên cứu làm sáng tỏ những vấn đề liên quan đến tôn giáo dang đặt ra, tạo cơ sở khoa học vững chắc để giải quyết tốt vấn đề tôn giáo trong thực tiễn, tạo môi trường ổn định để phát triển đất nước.

  • Giáo dục thị hiếu nghệ thuật cho thế hệ trẻ ở nước ta hiện nay/ Đỗ Huy.- Tr. 18-28.
  • Quan niệm về trách nhiệm xã hội của nho giáo và phật giáo/ Hoàng Thị Thơ.- Tr. 29-37.
  • “Nhân vị” với tư cách khái niệm trung tâm trong khoa học xã hội và nhân văn/ Vincent Shen.- Tr. 38-50.

TRAO ĐỔI Ý KIẾN

  • Quan điểm của Phạm Quỳnh về hai nền văn hóa Đông – Tây/ Hoàng Minh Quân.- Tr. 51-58.

NGHIÊN CỨU VÀ HỌC TẬP

  • Nhận thức về sự hài hòa giữa phát triển văn hóa và tăng trưởng kinh tế/ Nguyễn Lâm Thảo Linh.- Tr. 59-64.

Tóm tắt: Nhận thức về sự hài hòa giữa phát triển văn hóa và tăng trưởng kinh tế và biến nó thành hành động được coi là một trong những yêu cầu cấp bách cho sự phát triển bền vững. Trong bài viết này, từ việc luận giải bản chất của sự hài hòa giữa phát triển văn hóa và tăng trưởng kinh tế, tác giả đã làm rõ vai trò của sự hài hòa đó đối với sự phát triển xã hội cũng như phát triển con người hiện nay.

  • Quan hệ giữa tất yếu và ngẫu nhiên trong cái bi của mỹ học phương Tây từ cổ đến cận đại/ Phạm Minh Ái.- Tr. 65-72.

GIỚI THIỆU SÁCH

  • Văn hóa quân sự Việt Nam – truyền thống và hiện đại/ Văn Đức Thanh.- Tr. 73-75.

 

 

 

CÁC TIN KHÁC