Liên kết website :

Đang online: 1
- Trong ngày: 0
- Trong tuần: 13
- Trong tháng: 27
- Tổng truy cập: 213.598
[ Đăng ngày: 19/08/2013 ]

CÔNG TRÌNH KHOA HỌC

  • Mô hình trạng thái gián đoạn bilinear của máy điện xoay chiều ba pha theo phương pháp Taylor/ Phạm Tâm Thành, Nguyễn Phùng Quang.- Tr. 2-7.

Tóm tắt: Bài báo đã tổng quát hóa mô hình của máy điện xoay chiều ba pha trong miền thời gian liên tục, chỉ ra tính chất phi tuyến cấu trúc bilinear của lớp đối tượng này. Bài báo đã ứng dụng phương pháp gián đoạn hóa Taylor để tìm mộ hình trạng gián đoạn của máy điện xoay chiều ba pha. Các mô hình này là cơ sở để thiết kế các bộ điều khiển phi tuyến cho đối tượng máy điện xoay chiều ba pha khi cài đặt thời gain thực sử dụng vi điều khiển.

  • Mô hình hóa và mô phỏng động học hệ thống phát điện độc lập lai sức gió – diesel sử dụng DFIG/ Phạm Tuấn Anh, Trịnh Hoàng Minh, Nguyễn Quang Vĩnh.- Tr. 8-15.

Tóm tắt: Bài viết này giới thiệu các đáp ứng động học của một hệ thống phát điện độc lập lai sức gió – diesel sử dụng DFIG thu được nhờ mô hình hóa và mô phỏng động học của hệ trên nền Matlab – Simulik và PLECS. Các nội dung thiết kế điều khiển nhằm cân bằng công suất, ổn định biên độ điện áp, tần số lưới cũng được giới thiệu. Các kết quả mô phỏng cho thấy đáp ứng động học của hệ thống với các bộ điều khiển đã tổng hợp đảm bảo tính ổn định của lưới, là nền tảng cho những đề xuất giải pháp kỹ thuật trong thời gian sắp tới.

  • Điều khiển phi tuyến hệ thống phát điện sức gió sử dụng máy phát điện không đồng bộ nguồn kép có xét đến đặc điểm bão hòa điện cảm/ Trần ngọc Sơn, nguyễn Hồng Trường, Nguyễn Phùng Quang.- Tr. 16-21.

Tóm tắt: Nội dung bài viết trình bày các kết quả nghiên cứu bộ điều khiển tựa phẳng kết hợp với thích nghi trực tuyến điện cảm chính cho hệ thống phát điện sức gió sử dụng máy phát không đồng bộ nguồn kép (DFG). Thứ nhất, khái niệm hệ phẳng sẽ được làm rõ và chứng minh tính phẳng của DFIG. Thứ hai, một cấu trúc tựa phẳng sẽ được thiết kế theo cấu trúc nối tầng. Cuối cùng, bài báo bổ sung đặc điểm bão hòa điện cảm vào mô hình máy phát điện cùng với việc thiết kế một cấu trúc thích nghi trực tuyến để đối phó với đặc điểm phi tuyến này.

  • Mô hình hóa và mô phỏng động học hệ thống phát điện độc lập lai diesel – sức gió sử dụng PMSG/ Phạm Tuấn Anh, Đào Trung Hiếu, Từ Mạnh Thanh.- Tr. 22-29.

Tóm tắt: Năng lượng tái tạo ngày càng được triển khai rộng rãi cả trong ứng dụng hóa lưới quốc gia lẫn hệ thống phát điện độc lập. Bài viết này giới thiệu các đáp ứng động học và sách lược điều khiển một hệ thống phát điện độc lập lai sức gió – diesel sử dụng máy phát điện kích thích bằng nam châm vĩnh cửu thông qua mô hình hóa và mô phỏng động học của hệ trên phần mềm Matlab & Simulink và PLECS. Các nội dung thiết kế điều khiển nhằm cân bằng công suất, ổn định biên độ điện áp, tần số lưới cũng được giới thiệu. Các kết quả mô phỏng cho thấy đáp ứng động học của hệ thống với các bộ điều khiển đã tổng hợp đảm bảo tính ổn định của lưới.

  • Cấu trúc điền khiển nghịch lưu nguồn Z nối lưới dùng DSP/ Vũ Hoàng Phương, Trần trọng Minh, Phạm Quang Đăng.- Tr. 30-34.

Tóm tắt: Nghịch lưu nguồn Z là sơ đồ mạch lực gồm có mạch trở kháng nguồn Z đặt giữa nguồn sơ cấp một chiều và mạch nghịch lưu, có khả năng điều chỉnh được điện áp ra mong muốn khi điện áp đầu vào biến động. Bài báo này trình bày một cấu trúc điền khiển tuyến tính nghịch lưu nguồn Z nối lưới có khả năng ứng dụng cho nguồn phát phân tán, với mạch vòng điều khiển phía xoay chiều được thiết kế làm việc ở chế độ dòng điện. Cấu trúc điều khiển này được kiểm chứng bằng mô hình thí nghiệm, trong đó thuật toán điều khiển được cài đặt vào DSP TMS320F812. Kết quả thí nghiệm chỉ ra khả năng nối lưới của nghịch lưu nguồn Z khi điện áp sơ cấp đầu vào không đủ lớn và trao đổi được công suất với lưới.

  • Vibration reduction of marine risers with varying tension and rotational inertia/ Tung Lam Nguyen, Khac Duc Do.- Tr. 35-40.
  • Nghiên cứu hệ truyền động động cơ không đồng bộ rotor lồng sóc kép/ Bùi Vĩnh Đông, nguyễn Quang Địch.- Tr. 41-46.
  • Nghiên cứu kiểm nghiệm thiết kế động cơ đồng bộ tích hợp ổ bi từ sử dụng phương pháp phần tử hữu hạn/ Nguyễn Hồng Việt.- Tr. 47-52.

Tóm tắt: Bài báo này đề cập đến việc kinh nghiệm thiết kế động cơ đồng bộ tích hợp ổ từ dọc trục sử dụng phương pháp phần tử hữu hạn. Nội dung chính của bài báo là kiểm nghiệm phân bố từ trường trong các phần chính của động cơ để từ đó đề xuất các phương án cải tiến nhằm tạo ra được động cơ có khả năng hoạt động tốt với hiệu suất nghiên cứu hiện nay, tiếp sau đó cơ sở lý thuyết về trường điện tử được giới thiệu và phần cuối trình bày về phương pháp phần tử hữu hạn sử dụng phần mềm Maxwell. Các kết quả mô phỏng đặc trưng cho khả năng làm việc của động cơ cũng được giới thiệu và phân tích.

THÔNG BÁO KHOA HỌC

  • Dự án phong điện Phú Quý – Các thách thức và giải pháp/ Nguyễn Đức Huy.- Tr. 53-58.

 

CÁC TIN KHÁC