Liên kết website :

Đang online: 1
- Trong ngày: 0
- Trong tuần: 5
- Trong tháng: 32
- Tổng truy cập: 213.603
[ Đăng ngày: 05/06/2015 ]

LUẬT HIẾN PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH

  • Hoàn thiện các quy định về tổ chức cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện hiện nay/ Nguyễn Đặng Phương Truyền.- Tr. 3-6.
  • Một số vấn đề về cách thức xử lý khi đương sự vắng mặt tại phiên tòa xét xử vụ án hành chánh/ Nguyễn Hoàng Yến.- Tr. 7-11.

Tóm tắt: Bài viết trao đổi về cách thức xử lý khi đương sự vắng mặt tại phiên tòa xét xử vụ án hành chính theo quy định của pháp luật tố tụng hành chính, nêu một số hạn chế và đưa ra phương hướng hoàn thiện nhất.

LUẬT DÂN SỰ, LUẬT TỐ TỤNG DÂN SƯ

  • Các quy định về quyền nhân thân trong dự thảo bộ luật dân sự (sửa đổi)/ Trương Hồng Quang.- Tr. 12-20.

Tóm tắt: Bài viết góp ý cho các quy định cụ thể về quyền  nhân thân trong Dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi), từ đó đề xuất ý tưởng hoàn thiện các quy định này.

  • Một vài ý kiến về hòa khí xây dựng thủ tục tố tụng dân sự rút gắn ở Việt Nam/ Nguyễn Thị Thu Hà.- Tr. 21-27.

Tóm tắt: Việc nghiên cứu để xây dựng thủ tục tố tụng dân sự rút gọn là một đòi hỏi cấp thiết trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt trong quá trình xây dựng Dự thảo Bộ luật Tố tụng dân sự. Để xây dựng thủ tục tố tụng dân sự rút gọn đòi hỏi cần giải quyết những vấn đề cơ bản như: Phạm vi những vụ án, các bước tiến hành giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự rút gọn, thời hạn, thành phần Hội đồng xét xử, các bước tiến hành giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục tố tụng dân sự rút gọn.

  • Một số vấn đề pháp lý về người kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của đương sự cá nhần trong vụ án dân sự/ Lê Thanh Liêm.- Tr. 28-32.

Tóm tắt: Bài viết phân tích một số vấn đề về: Khái niệm người kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của đương sự là cá nhân trong vụ án dân sự (sau đây gọi tắt là người kế thừa tố tụng); phân biệt hai khái niệm “người kế thừa tố tụng” và “người thừa kế”; một số vướng mắc phát sinh trong trường hợp người kế thừa tố tụng cũng chết khi vụ việc dân sự vẫn chưa giải quyết xong; các vấn đề về quyền kháng cáo, thời hạn kháng cáo của người kế thừa tố tụng cũng như cách xử lý của Tòa án trong trường hợp đương sự chết sau khi có bản án, quyết định sơ thẩm mà thời hạn kháng cáo của họ vẫn còn.

LUẬT KINH TẾ, LUẬT ĐẤT ĐAI

  • Pháp luật về quản trị công ty đại chúng ở Việt Nam theo quy dịnh của luật doanh nghiệp 2014/ Lê Minh Toàn.- Tr. 33-40.

Tóm tắt: Quản trị công ty (Corporate Governance) đề cập đến các cơ cấu và quá trình cho việc định hướng và kiểm soát các công ty. Quản trị công ty liên quan đến mối quan hệ giữa Ban giám đốc, Hội đồng quản trị, các cổ đông và những bên có quyền lợi liên quan. Quản trị công ty tốt góp phần vào phát triển kinh tế bền vững do cải thiện được hoạt động của các công ty và nâng cao khả năng tiếp cận các nguồn vốn bên ngoài của các công ty đó. Bài viết đánh giá một số quy định của Luật Doanh nghiệp 2014 có liên quan đến quản trị công ty đại chúng và nêu các khuyến nghị hoàn thiện pháp luật về quản trị công ty đại chúng tại Việt Nam.

  • Bàn về vấn đề giá đất trong luật đất đai 2013/ Nguyễn Thị Nga.- Tr. 41-47.

Tóm tắt: Bài viết trình bày và phân tích những tồn tại, bất cập trong các quy định về giá đất của Luật Đất đai 2013: i) Về nguyên tắc định giá đất; ii) Về cơ sở định giá đất; iii) Về hoạt động của tổ chức tư vấn giá đất; iv) Về đào tạo và cấp chứng chỉ định giá đất.

LUẬT HÌNH SỰ, LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ

  • Mối quan hệ giữa tự do và hình phạt/ Nguyễn Minh Khuê.- Tr. 48-55.

Tóm tắt: Tự do là vấn đề triết học được thể hiện trong tất cả các lĩnh vực của cuộc sống và là cơ sở phương pháp luận cho mọi vấn đề liên quan đến con người, đặc biệt trong lĩnh vực khoa học xã hội. Bài viết làm rõ mối quan hệ giữa tự do và hình phạt, từ đó đưa ra một số cơ sở lý luận để xây dựng và hoàn thiện hệ thống hình phạt trong Luật Hình sự Việt Nam.

  • Hoàn thiện các quy định về miễn, giảm trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội trong Bộ luật Hình sự hiện hành/ Mai Thị Thủy.- Tr. 56-59.

Tóm tắt: Bài viết phân tích các quy định của Bộ luật Hình sự (BLHS) hiện hành về các biện pháp miễn, giảm trách nhiệm hình sự áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội và đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định này.

  • Sửa đổi, bổ sung Điều 180 về tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả trong Bộ luật Hình sự Việt Nam hiện nay/ Hoàng Diệu Thúy.- Tr. 60-64.

Tóm tắt: Điều 180 Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định “Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả công trái giả” đã góp phần quan trọng trong ngăn chặn và loại trừ loại tội phạm này thời gian qua. Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng Điều 180 đến nay đã bộc lộ một số nhược điểm, bất cập đòi hỏi phải được sửa đổi, bổ sung.

  • Một số khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn áp dụng Pháp luật để xử lý các tội phạm về đánh bạc và kiến nghị hoàn thiện/ Huỳnh Minh Ân.- Tr. 65-69.

Tóm tắt: Các tội phạm về đánh bạc được quy định tại Điều 248, 249 Bộ luật Hình sự hiện hành. Mặc dù đã có Nghị quyết số 01/2010/NQ-HĐTP ngày 22/10/2010 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn cụ thể việc áp dụng pháp luật đối với loại tội phạm này; tuy nhiên, khi áp dụng trên thực tế vẫn còn nhiều bất cập, chưa thống nhất và còn một số vấn đề chưa được hướng dẫn cụ thể làm giảm hiệu quả ngăn ngừa và đấu tranh phòng chống. Trong phạm vi bài viết này, tác giả nêu lên một số khó khăn, vướng mắc trong việc áp dụng pháp luật xử lý các tội phạm về đánh bạc và đề xuất giải pháp hoàn thiện.

  • Quyền được suy đoán vô tội theo Luật nhân quyền quốc tế và những gợi mở cho việc sửa đổi Bộ luật tố tụng Hình sự Việt Nam/ Vũ Công Giao, Nguyễn Minh Tâm.- Tr. 70-79.

Tóm tắt: Bài viết phân tích, so sánh các quy định về quyền được suy đoán vô tội trong Luật nhân quyền quốc tế và pháp luật Việt Nam, trên cơ sở đó đề xuất một số sửa đổi, bổ sung liên quan đến quyền này trong Bộ luật Tố tụng Hình sự Việt Nam.

LUẬT QUỐC TẾ

  • Nghĩa vụ của các quốc gia trong vùng biển chồng lấn thềm lục địa và đặc quyền kinh tế theo công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982/ Trần Hữu Duy Minh.- Tr. 80-84.

Tóm tắt: Các quốc gia ven biển có bờ biển đối diện hoặc liền kề nhau sẽ có thể có các vùng biển chồng lấn chưa phân định. Trong các vùng biển chồng lấn chưa phân định này, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 quy định một số nghĩa vụ cho các quốc gia liên quan. Bài viết sẽ phân tích các nghĩa vụ trên theo án lệ quốc tế gần đây và nêu ý nghĩa thực tiễn của chúng đối với Việt Nam.

CÁC TIN KHÁC