Liên kết website :

Đang online: 1
- Trong ngày: 2
- Trong tuần: 5
- Trong tháng: 32
- Tổng truy cập: 213.603
[ Đăng ngày: 18/11/2014 ]
  • Nâng cao chất lượng tạp chí Kinh tế và Phát triển theo hướng hội nhập quốc tế/ Lê Quốc Hội, Nguyễn Thị Tuyết Mai.- Tr. 3-13.
  • Gắn kết mục tiêu phát triển bền vững trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa ở Việt Nam/ Ngô Thắng Lợi, Vũ Thành Hưởng.- Tr. 14-23.
  • Lại bàn về chế độ sở hữu, thành phần kinh tế và loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam/ Mai Ngọc Cường.- Tr. 24-31.

Tóm tắt: Từ kết quả nghiên cứu của chuyên đề “Tư duy mới về sở hữu và thành phần kinh tế” thuộc đề tài cấp nhà nước KX01.12/11-15 “Tư duy mới về phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam trong bối cảnh mới”, bài báo khái quát thành công và những bất cập trong quá trình đổi mới tư duy về chế độ sở hữu, thành phần kinh tế và loại hình doanh nghiệp ở nước ta từ 1986 đến nay. Trên cơ sở đó đề xuất ba vấn đề: (i) nền kinh tế nước ta có hai chế độ sở hữu là công hữu và tư hữu, với nhiều hình thức sở hữu khác nhau; (ii) trong nền kinh tế tồn tại ba thành phần là kinh tế các doanh nghiệp nhà nước, kinh tế tư nhân và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài; (iii) Doanh nghiệp nhà nước có chức năng tạo ra hiệu quả kinh tế - xã hội, đóng vai trò mở đường cho sự phát triển cho các doanh nghiệp khác; Doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn FDI có chức năng tạo ra hiệu quả kinh tế thuần cho nền kinh tế, thực hiện vai trò động lực phát triển kinh tế.

  • Tái cơ cấu công nghiệp: Chuyển từ nền công nghiệp gia công sang nền công nghiệp chế tạo/ Nguyễn Kế Tuấn.- Tr. 32-41.
  • Tư duy mới về hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam trong bối cảnh mới/ Đỗ Đức Bình.- Tr. 42-50.

Tóm tắt: Trong gần 30 năm đổi mới, Việt Nam đã và đang tiếp tục hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế các quốc gia trong khu vực và toàn cầu. Trong những năm tới kể từ năm 2015, trước những bối cảnh, điều kiện mới của quốc tế và trong nước, đòi hỏi phải có tư duy mới về hội nhập kinh tế quốc tế. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của đề tài khoa học công nghệ cấp Nhà nước KX.01.12/11-15 “Tư duy mới về phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam trong bối cảnh mới”, thuộc chương trình KX.01/11-15, bài viết sẽ đi vào nghiên cứu các vấn đề sau: (i) Khái quát quá trình đổi mới tư duy về hội nhập của Việt Nam; (ii) Hạn chế, bất cập và nguyên nhân hạn chế trong tư duy, nhận thức về hội nhập kinh tế quốc tế; (iii) Những bối cảnh mới của quốc tế và trong nước tác động đến hội nhập kinh tế quốc tế và (iv) Gợi ý một số giải pháp đột phá tạo ra tư duy mới về hội nhập kinh tế quốc tế trong bối cảnh mới.

  • Diễn biến tăng trưởng và khả năng hoàn thành mục tiêu năm 2014/ Trần Thọ Đạt, Hà Quỳnh Hoa.- Tr. 51-59
  • Ảnh hưởng của giáo dục tới sự tham gia lao động ở Việt Nam/ Lê Quang Cảnh, Nguyễn Văn Đại.- Tr. 60-68
  • Thâm hụt thương mại: Phân tích từ cách tiếp cận liên thời kỳ/ Tô Trung Thành.- Tr. 69-81
  • Nghiên cứu các yếu tố kinh tế và thể chế ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam/ Đặng Hữu Mẫn, Hoàng Dương Việt Anh.- Tr. 82-94.

Tóm tắt: Bài báo này cung cấp bằng chứng thực nghiệm về sự tác động của các nhóm nhân tố kinh tế và thể chế đến hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu sử dụng mô hình DPDA cho thấy tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ giá trị vốn hóa thị trường chứng khoán/tổng sản phẩm quốc nội có mối tương quan “dương” với lợi nhuận ngân hàng. Theo đó, nếu lạm phát tăng trong tỷ lệ “dự báo” và tốc độ vốn hóa thị trường chứng khoán tăng lên sẽ kích thích lợi nhuận ngân hàng. Ngược lại, trong giai đoạn 2003-2012 ở Việt Nam, tăng trưởng kinh tế và lợi nhuận ngân hàng đôi khi không đi liền với nhau; đồng thời, các ngân hàng có xu hướng gia tăng lợi nhuận khi mức độ ổn định của hệ thống ngân hàng tương đối thấp. Cuối cùng, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng chất lượng môi trường thể chế có ảnh hưởng lớn đến hoạt động ngân hàng. Cụ thể, một bộ máy chính quyền hoạt động hiệu quả ở các cấp với chất lượng điều tiết các chính sách ngày càng cao và tồn tại trong một môi trường chính trị ổn định là tiền đề quan trọng góp phần kích thích hoạt động ngân hàng.

  • Tác động của lan tỏa công nghệ đến tốc độ hội tụ trong ngành công nghiệp phi kim Việt Nam/ Nguyễn Khắc Minh, Phạm Khánh Linh, Nguyễn Bá Hưng.- Tr. 95-101
  • Nghiên cứu xu hướng rủi ro phi hệ thống trên thị trường chứng khoán Việt Nam/ Võ Xuân Vinh, Đặng Quốc Thành.- Tr. 102-111.

Tóm tắt: Bài báo này nghiên cứu xu hướng của rủi ro phi hệ thống trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Sử dụng các phương pháp phân tích định lượng với dữ liệu là các doanh nghiệp niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2007 đến 2012, kết quả cho thấy rủi ro phi hệ thống giảm trong thời gian nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa trong việc cung cấp thêm những thông tin tổng quan hơn về thị trường chứng khoán Việt Nam. Hơn nữa, xu hướng rủi ro phi hệ thống giảm dần cho thấy sự tồn tại lợi ích từ việc đa dạng hóa danh mục đầu tư.

  • Ảnh hưởng của quảng cáo và khuyến mãi đến giá trị thương hiệu: trường hợp khách hàng là thuê bao di động trả trước tại thành phố Đà Nẵng, Việt Nam/ Trương Bá Thanh, Trần Trung Vinh.- Tr. 112-120.

 

CÁC TIN KHÁC