Liên kết website :

Đang online: 1
- Trong ngày: 0
- Trong tuần: 0
- Trong tháng: 35
- Tổng truy cập: 213.606
[ Đăng ngày: 22/08/2013 ]

NGHỊ QUYẾT XI CỦA ĐẢNG VÀ THỰC TIỄN CUỘC SỐNG

  • Mối quan hệ giữa kinh tế thị trường và chủ nghĩa xã hội nhìn từ biện chứng của sự tiến hóa lịch sử, một số đặc trưng của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam/ Phạm Văn Đức.- Tr. 3-12.

GIÁ TRỊ VÀ SỨC SỐNG BỀN VỮNG CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN

  • Phương pháp tư duy biện chứng duy vật của C.Mac trong lĩnh vực xã hội với vấn đề nhận thức thời đại hiện nay/ Lương Thanh Hân.- Tr. 13-20.

Tóm tắt: Phương pháp tư duy biện chứng duy vật của C.Mác là sự sáng tạo khoa học trong phản ánh thực tiễn xã hội. Với những khái quát vừa logic vừa lịch sử và là hệ thống quy luật, động lực và khuynh hướng tất yếu của sự vận động, phát triển của lịch sử xã hội, phương pháp tư duy này đã tạo ra bước ngoặt cách mạng trong nhận thức và cải tạo xã hội và nhờ đó, nó vẫn giữ nguyên giá trị của phương pháp phổ biến nhất, ưu trội nhất, cách mạng và khoa học nhất đới với vấn đề nhận thức thời đại hiện nay và qua đó, giúp chúng ta có những quyết sách phù hợp, đề ra đường lối, chủ trương đúng đắn trong hoạt động thực tiễn.

HỘI THẢO QUỐC TẾ “TRIẾT HỌC ÁO VÀ Ý NGHĨA HIỆN THỜI CỦA NÓ”

  • Luận đề tính ý hướng và sự phát triển của nó từ Brentano tới Meinong, Husserl, Ehrenfels và Mally/ Winfried Loffler.- Tr. 21-33.
  • Địa vị triết học của phân tâm học Freud/ Đỗ Minh Hợp.- Tr. 34-41.
  • Mấy vấn đề xây dựng văn hóa nông thôn trong thể chế kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay/ Đỗ Huy.- Tr. 42-52.
  • Quan niệm về trách nhiệm của Nho giáo và sự phát triển quan niệm này ở nhà nho Phan Bội Châu/ Lê Thị Lan.- Tr. 53-60.

Tóm tắt: Bài viết khảo sát quan niệm về trách nhiệm của Nho giáo nguyên thủy trên 4 khía cạnh: Đối tượng chịu trách nhiệm, những nội dung trách nhiệm phải chịu, phương pháp thực hiện trách nhiệm và các điều kiện đảm bảo việc thực thi trách nhiệm. Từ đó, bài viết tìm hiểu và phát hiện những khía cạnh của Phan Bội Châu – nhà dân tộc chủ nghĩa nổi tiếng của Việt Nam đầu thế kỷ XX – mở rộng và phát triển trong quan niệm về trách nhiệm của Nho giáo ứng dụng vào bối cảnh đầu tranh, giải phóng cụ thể của Việt Nam thời kỳ này. Quan niệm về trách nhiệm của Phan Bội Châu là bước trung chuyển từ nhận thức truyền thống sang nhận thực hiện đại trong vấn đề trách nhiệm.

  • Con người trong tư tưởng Nguyễn Trãi/ Nguyễn Bá Cường.- Tr. 61-67.

TRAO ĐỔI Ý KIẾN

  • Cơ sở lý luận của quyền con người vì sự phát triển con người/ Lương Đình Hải.- Tr. 68-79.

Tóm tắt: Có những cơ sở lý luận khách quan và quan trọng cho việc xác định vấn đề cơ bản về quyền con người vì mục tiêu phát triển con người, giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Những cơ sở lý luận đó bao gồm: 1) Các tư tưởng về quyền con người và phát triển con người; 2) Lý luận về lịch sử - văn hóa của các quyền con người; 3) Cơ sở pháp lý của các quyền con người được định hình dưới các chuẩn mực, giá trị đạo đức, tinh thần, các “lệ”, “tục”, tập quán, được cộng đồng mặc nhiên thừa nhận, không cần bàn cãi, đó là những quyền được luật hóa, nhà nước quy định thành văn bản pháp quy; 4) Cách tiếp cận quyền con người; 5) Sự phân định phạm trù quyền con người với các phạm trù khác như quyền công dân, an ninh con người, phát triên con người, tự do và dân chủ, nhân phẩm và đặc thù văn hóa, lịch sử…; 6) Hiến chương Liên hợp quốc (1945), Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người (1948); hai công ước quốc tế về các luật dân sự, chính trị và kinh tế, văn hóa xã hội (1966) và các công ước, điều luật khác về quyền con người mà nước ta đã ký kết; 7) Những quan điểm, tư tưởng của Đảng ta về con người và phát triển con người, được thể hiện tập trung trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI; 8) Hiến pháp với những nội dung liên quan tực tiếp và gián tiếp về quyền con người.

NGHIÊN CỨU HỌC TẬP

  • Vai trò của xã hội dân sự đối với việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp/ Vũ Thị Thu Hằng.- Tr. 80-88.
  • Quan niệm của I.Kant về “xã hội công dân”/ Nguyễn Thị Mai Hoa.- Tr. 89-96.

Tóm tắt: Bài viết góp phần luận giải và làm sáng tỏ khái niệm này từ quan niệm một triết gia cổ điển Đức vĩ đại – Ikant tác giả đã trình bày và phân tích một cách khá chi tiết những luận điểm của I-Kant về “xã hội công dân” với tư cách “khế ước xã hội” trên cơ sở đó , phân tích những luận điểm của ông về “xã hội công dân” với tư cách “xã hội đạo đức”

CÁC TIN KHÁC