Liên kết website :

Đang online: 1
- Trong ngày: 0
- Trong tuần: 2
- Trong tháng: 37
- Tổng truy cập: 213.608
[ Đăng ngày: 01/12/2014 ]

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

  • Tính toán kiểm nghiệm các chi tiết phục vụ thiết kế, chế tạo hệ thống trợ lực thủy lực điều khiển ly hợp chính xác xe tăng T-54/ Trần Văn Chiến, Nguyễn Văn Viết, Võ Văn Trung.- Tr. 4-8.

Tóm tắt: Nghiên cứu tính toán thiết kế hệ thống trợ lực thủy lực điều khiển ly hợp chính xe tăng T-54 có ý nghĩa quan trọng trong huấn luyện và chiến đấu của bộ đội Tăng Thiết giáp. Bài báo trình bày nghiên cứu tính toán kiểm nghiệm hai chi tiết chịu tải lớn trong hệ thống trợ lực sau khi tính toán thiết kế, cải tiến hệ thống điều khiển ly hợp chính hiện có trên xe. Kết quả tính toán làm cơ sở cho việc thiết kế, chế tạo các chi tiết hệ thống.

  • Phân tích dao động riêng và tính bền cho kết cấu khung ô tô tải CL-KC9650D2/ Vũ Tuấn Đạt, Vũ Đình Tuấn.- Tr. 9-13.

Tóm tắt: Bài báo ứng dụng phần mềm ANSYS thiết lậm mô hình phần tử hữu hạn cho kết cấu khung ô tô tải tự đỏ CL-KC9650D2. Các đặc trưng dao động riêng của kết cấu khung được xác định bằng phương pháp rút gọn Guyan. Kết quả tính bền cho kết cấu khung ô tô ở chế độ tải trọng uốn và xoắn cho thấy kết cấu khung đảm bảo điều kiện bền.

  • Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo và thử nghiệm bơm thải xỉ cho nhà máy nhiệt điện/ Nguyễn Văn Bày, Nguyễn Đức Cách, Nguyễn Minh Tuấn.- Tr. 14-18.
  • Nghiên cứu thực nghiệm ảnh hưởng của chế độ công nghệ đến độ nhám bề mặt và độ chính xác trên máy phay cao tốc/ Huỳnh Đức Thuận, Phạm Hồng Thanh, Nguyễn Việt Hùng.- Tr. 19-23.

Tóm tắt: Tác giả trình bày những kết quả đạt được khi thực nghiệm gia công cao tốc trên máy bay điều khiển số CNC LEADWELL V-20i (Đức), dụng cụ cắt của hãng SDK (Nhật), vật liệu gia công thép C45. Ứng dụng phương pháp qui hoạch thực nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của các chế độ công nghệ (V,S,t) đến độ nhám bề mặt và độ chính xác kích thước chi tiết gia công.

  • Nghiên cứu nâng cao năng suất, chất lượng máy sàng rung tuyển than/ Vũ Ngọc Trung, Lê Trọng Tuấn, Chu Văn Đạt.- Tr. 24-30.
  • Giảm bậc mô hình dựa trên phân tích schur cho bài toán điều khiển robot hai bánh tự cân bằng/ Bùi Trung Thành.- Tr. 31-38.

Tóm tắt: Bài bào trình bày một thuật toán giảm mô hình mới dựa trên phân tích schur. Thuật toán chuyển ma trận A của hệ bậc cao ban đầu về dạng ma trận tam giác trên trong đó các điểm cực được sắp xếp giảm dần về tính quan trọng trên đường chéo chính cảu ma trận.

  • Xây dựng phần mềm tra cứu dung sai chi tiết và dung sai lắp ghép cơ khí/ Trần Ngọc Hiền.- Tr. 39-43.

Tóm tắt: Bài báo trình bày nội dung kết quả nghiên cứu để xây dựng phần mềm cho phép tra cứu dung sai nhằm thay thế cho hệ thống các bảng tra. Phần mềm trợ giúp hiệu quả cho người thiết kế trong việc giải quyết các bài toán kỹ thuật về dung sai chi tiết, dung sai lắp ghép cơ khí.

  • So sánh và đánh giá kết quả hiệu chuẩn máy đo xa quang điện tử (EDM) tại viện đo lường Việt Nam và viện nghiên cứu chuẩn và khoa học Hàn Quốc/ Vũ Khánh Xuân, Bùi Quốc Thụ.- Tr. 44-48.
  • Ứng dụng mô hình hóa thống kê từng bước tính toán thiết kế máy theo lý thuyết độ tin cậy/ Phùng Chí Thắng, Trần Xuân Khái, Đặng Đình Vũ.- Tr. 49-53.

Tóm tắt: Bài báo trình bày ứng dụng phương pháp mô hình hóa tích phân từng bước khi tính toán theo lý thuyết độ tin cậy. Đây là phương pháp mới trong cơ khí giải bài toán hàm nhiều biến ngẫu nhiên độc lập bằng phương pháp mô phỏng, co kết quả gần với thực tiễn và có thể dùng tham khảo khi tính toán các phương pháp khác.

  • Thiết kế bộ điều khiển phi tuyến cho hệ thống ổ đĩa cứng HDD/ Bùi Trung Thành.- Tr. 54-61.
  • Tính toán động lực học cầu trục loại một dầm sử dụng hai pa lăng điện làm cơ cấu nâng vật/ Bùi Khắc Gầy, Vũ Đức Thịnh.- Tr. 62-66.
  • Sự ảnh hưởng của cấu trúc lực đến tính ổn định của hệ cắt/ Phạm Đình Tùng, Hoàng Mai Phương, hoàng Văn Dũng.- Tr. 67-72.
  • Ảnh hưởng của hình dạng hình học đường ống nạp đến tính năng kỹ thuật của động cơ B2 tăng áp/ Lương Đình Thi, Phạm Ngọc Nam, Nguyễn Văn Lên.- 73-76.
  • Sự ảnh hưởng của lực cắt đến các tính chất của hệ dẫn động trục chính máy tiện CNC/ Phạm Đình Tùng, Nguyễn Ngọc Nam.- Tr. 77-82.

Tóm tắt: Bài báo nghiên cứu sự ảnh hưởng của lực cắt đến các tính chất của động cơ dẫn động trục chính. Các kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng quan hệ giữa công suất của động cơ và công suất cắt ảnh hưởng một cách nguyên tắc đến các tính chất động cơ. Ngoài ra, do hiệu ứng từ phía quá trình cắt điểm cân bằng của hệ thống có miền hút giới hạn.

  • Nghiên cứu xây dựng chương trình quét mẫu 3D/ Nguyễn Văn Công.- Tr. 83-87.
  • Xác định độ thông số điều khiển quá trình hàn mig/mag ảo/ Đinh Quang Tuế, Nguyễn Tiến Dương.- Tr. 88-93.

Tóm tắt: Để nghiêu cứu, chế tạo hệ thống thiết bị hàn MIG/MAG ảo phục vụ cho đào tạo thực hành hàn cần thiết phải phải nghiên cứu phạm vi cho phép của các thông số của quá trình hàn sao cho khi thực hành trên thiết bị hàn ảo người học rèn luyện được các thao tác như khi hàn MIG/MAG thật. Dực trên thông số cho phép của các thông số này ta có thể xây dựng chương trình cho phép đánh giá người học trên thiết bị hàn MIG/MAG ảo. Đối với quá trình hàn MIG/MAG ảo, các thông số điều khiển bao gồm kỹ thuật  gây hồ quang, diều khiển góc nghiêng của súng hàn, các thao tác di chuyển súng hàn, duy trì tầm với điện cực và kỹ thuật kết thúc hồ quang.

  • Ảnh hưởng các chế độ cắt đến rung động khi phay cao tốc bằng dao phay ngón liền khối/ Hoàng Tiến Dũng, Phạm Thị Thiều Thoa, Trần Văn Địch, Nguyễn Huy Ninh.- Tr. 94-101.
  • Nghiên cứu và chế tạo cụm mỏ hàn hồ quang tay ảo/ Trần Anh Viên, Nguyễn Tiến Dương.- Tr. 102-106.
  • Giải pháp kỷ thuật tống đạn đồng nhịp cho máy tự động hai nòng/ Đào Văn Đoan.- Tr. 107-112.
  • Nghiên cứu và phân tích phổ tần số rung của động cơ nhằm đánh giá tình trạng làm việc của động cơ/ Nguyễn Huy Bích, Đoàn Minh Tường.- Tr. 119.

Tóm tắt: Bài báo trình bày phương pháp chẩn đoán tình trạng kỹ thuật của động cơ thông qua ghi nhận và phân tích tín hiệu rung động. Việc thu thập tín hiệu rung động, lập trình xử lý và phân tích tín hiệu rung của động cơ dười dạng phổ tần số bằng thuật toán FFT trong môi trường phần mềm lab VIEW đã được thực hiện thông qua bộ đo và cảm biến TVE – T01 do nhóm tác giả tự nghiên cứu, thiết kế và chế tạo.

  • Động lực học thiết bị công tác xúc thủy lực tích hợp dĩa cắt bê tông cốt thép/ Lê Hồng Phương, Lê Anh Sơn.- Tr. 120-127.
  • Thiết kế và chế tạo thiết bị đo đặc trưng giãn hai chiều của vải dệt kim/ Lưu Thị Hồng Nhung, Nguyễn Thị Thúy Ngọc, Nguyễn Văn Vinh.- Tr. 128-132.
  • Nghiên cứu động lực học hệ thống nâng cao cabin phục vụ đào tạo/ Bùi Văn Hiệu, Nguyễn Đức Ngọc.- Tr. 133-137.

Tóm tắt: Nội dung bài báo gồm xây dựng các phương trình mô men, các lực tác dụng lên cabin là hàm của góc nâng, xây dựng phương trình chuyển động, nghiên cứu về động học và động lực của mô hình. Kết quả bài báo làm cơ sở xây dựng các bài thí nghiệm phục vụ đào tạo cũng như được sử dụng cho các nghiên cứu khoa học cải tiến mô hình.

  • Phương pháp xác định bán kính cong cho phép nhỏ nhất của băng tải ống/ Hứa Ngọc Sơn.- Tr. 138-142.
  • Phân tích ảnh hưởng của sai định vị đến kết quả đo mặt sóng trong thiết bị cảm biến mặt sóng shck-hartmann/ Vũ Văn Huyền, Lê Hoàng Hải, Lê Duy Tuấn.- Tr. 143-149.

 

CÁC TIN KHÁC