Liên kết website :

Đang online: 1
- Trong ngày: 1
- Trong tuần: 9
- Trong tháng: 49
- Tổng truy cập: 213.571
[ Đăng ngày: 23/03/2015 ]

NGHỊ QUYẾT XI CỦA ĐẢNG VÀ THỰC TIỄN CUỘC SỐNG

  • Vai trò của nhà nước đối với thực hiện công bằng về cơ hội phát triển trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế ở Việt Nam/ Lê Bỉnh.- Tr. 8-15.

Tóm tắt: Trong bài viết này, tác giả đã phân tích vài trò của Nhà nước đối với việc thực hiện công bằng về cơ hội phát triển trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế ở Việt Nam. Vai trò của Nhà nước thể hiện ở ba nội dung cơ bản sau: Một là, hoạch định chủ trương, chính sách, xây dựng chiến lược, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; hai là, thông qua bộ máy, lực lượng vật chất, tài chính trực tiếp tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách, chiến lược, chiến lược, chương trình, kế hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; ba là, thanh tra, kiểm tra, giám sát thực hiện các chủ trương, chính sách, chiến lược, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và xử lý các vi phạm.

  • Những vấn đề đặt ra đối với quản lý nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa/ Nguyễn Đức Minh.- Tr. 16-28.

Tóm tắt: Nội dung bài viết tác giả đi sâu phân tích một số vấn đề đang đặt ra đối với quản lý nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Mối quan hệ giữa Nhà nước và thị trường; mực độ can thiệp cũng như tác động của Nhà nước đối với thị trường; vai trò của Nhà nước trong việc thực hiện chức năng quản lý; chủ thể gánh vác trách nhiệm quản lý. Qua đó, tác giả khẳng định, trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, Việt Nam cần chú trọng giải quyết mối quan hệ giữa Nhà nước và thị trường. Nhà nước có thể hỗ trợ thị trường là phương thức vận hành, là công cụ hỗ trợ trong điều tiết nền kinh tế vĩ mô của Nhà nước.

GIÁ TRỊ VÀ SỨC SỐNG BỀN VỮNG CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN

  • Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức nghệ nghiệp và vấn đề xây dựng đạo đức nghề nghiệp trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay/ Nguyễn Văn Phúc.- Tr. 29-36.

Tóm tắt: Tìm hiểu những yêu cầu của Hồ Chí Minh đối với hoạt động và nhân cách mỗi con người thuộc các giai cấp, các tầng lớp, các lĩnh vực xã hội, tác giả cho rằng, tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức nghề nghiệp bao hàm: 1) Sự hình thành đạo đức nghề nghiệp là kết quả phân cong lao động, là sự đáp ứng những đòi hỏi của bản các loại hình hoạt động nghề nghiệp; 2) Những yêu cầu, những chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp thống nhất với đạo đức xã hội và là sự đặc thù đạo đức xã hội trong từng loại hình, từng lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp; 3) Đạo đức nghề nghiệp vừa là nhân tố đảm bảo cho việc thực hiện những yêu cầu về mặt nghề nghiệp của hoạt động người. Kế thừa và phát huy tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức nghề nghiệp là cần thiết cả về mặt lý luận, lẫn về mặt thực tiễn đối với sự phát triển hoạt động nghề nghiệp và phát triển nhân cách đạo đức người lao động trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay.

  • Tính hệ thống của phép biện chứng duy vật/ Nguyễn Ngọc Khá.- Tr. 37-46.
  • Hệ giá trị nhìn từ sự phát triển con người/ Trần Tuấn Phong.- Tr. 47-55.
  • Lý thuyết hệ thống tổng quát phân hóa xã hội: từ ludwig von bertalffy đến talcott parsons/ Lê Ngọc Hùng.- Tr. 56-66.

TRAO ĐỔI Ý KIẾN

  • Thế giới phẳng hay không phẳng/ Mai Thị Quý.- Tr. 67-75.

NGHIÊN CỨU HỌC TẬP

  • Tư tưởng bác ái của công giáo/ Bùi Kim Chuyên.- Tr. 76-83.
  • Vấn đề lợi ích nhóm trong khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở nước ta hiện nay/ Hồ Công Đức.- Tr. 84-90.
  • Giá trị thẩm mỹ của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và sự vận động của nó trong thời kỳ đổi mới ở nước ta hiện nay/ Tiêu Thị Mỹ Hồng.- Tr. 91-96.

 

CÁC TIN KHÁC