Liên kết website :

Đang online: 1
- Trong ngày: 0
- Trong tuần: 0
- Trong tháng: 35
- Tổng truy cập: 213.606
[ Đăng ngày: 08/10/2013 ]

NGHỊ QUYẾT XI CỦA ĐẢNG VÀ THỰC TIỄN CUỘC SỐNG

  • Tư tưởng biện chứng trong lý luận về đảng cộng sản cầm quyền/ Phạm Ngọc Anh.- Tr. 3-12.
  • Không ngừng nâng cao trình độ trí tuệ, bản lĩnh chính trị, năng lực lãnh đạo và giữ vững truyền thống đoàn kết – những yêu cầu đối với đảng cầm quyền/ Nguyễn Đình Hòa.- Tr. 13-19.

Tóm tắt: Bài viết đã luận giải nhằm làm rõ rằng, trong điều kiện một đảng duy nhất cầm quyền và bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, để hoàn thành thắng lợi vai trò lãnh đạo và cầm quyền của mình, Đảng cộng sản Việt Nam cần không ngừng nâng cao trình độ trí tuệ, bản lĩnh chính trị và năng lực lãnh đạo của Đảng; đồng thời, giữ vững truyền thống đoàn kết, chống chủ nghĩa cá nhân và các biểu hiện tiêu cực trong Đảng. Đó không những là đòi hỏi khách quan của thực tiễn cách mạng Việt Nam mà còn là nhu cầu phát triển tự thân của Đảng với tư cách Đảng cầm quyền.

  • “Hiếu” và việc xây dựng đạo hiếu trong xã hội ta ngày nay/ Nguyễn Tài Thư.- Tr. 20-30.

Tóm tắt: Hiếu là sản phẩm tinh thần của xã hội văn minh, là nhu cầu đạo đức, một trách nhiệm xã hội của những người con đã ý thức được cuộc sống của mình. Xã hội ta ngày ta nay là một xã hội văn minh, hiện đại, lẽ nào lại không có một đạo hiếu tương xứng. Đạo hiếu đó vừa phải tạo dựng được những nét mới phù hợp với sự phát triển của thời đại. Bài viết nhằm đạt tới chủ đích tư tưởng trên.

  • Đạo làm người trong triết lý nhân sinh phật giáo và ý nghĩa của nó đối với xã hội Việt Nam hiện nay/ Nguyễn Thị Thọ.- Tr. 31-39.

Tóm tắt: Sau khi trình bày vắn tắt quan niệm Phật giáo, và Đạo giáo về đạo làm người, trong bài viết này, tác giả tập trung phân tích những nội dung cơ bản về đạo làm người trong triết lý nhân sinh Phật giáo và từ đó, chỉ ra và phân tích ý nghĩa của nó trong xã hội Việt Nam.

  • Quan niệm của I.Kant về pháp quyền trong nhà nước với tư cách cộng đồng luật pháp/ Đặng Hữu Toàn.- Tr. 40-47.
  • Vai trò trí thức Việt Nam trong việc xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc/ Nguyễn Thu Nghĩa.- Tr. 48-56.

Tóm tắt: Trong bài viết này, tác giả tập trung làm rõ vai trò của tri thức Việt Nam với tư cách lực lượng nòng cốt trong việc xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc ở Việt Nam trong tiến trình toàn cầu hóa. Tri thức Việt Nam không chỉ là người có trình độ học vấn cao, chuyên sâu trong lĩnh vực của mình, mà còn là người có năng lực tư duy sáng tạo. Tuy nhiên, để thể hiện được vai trò quan trọng này, đội ngũ tri thức Việt Nam không những phải được phát triển toàn diện, mà còn phải bao gồm những người có tâm huyết, có tư duy độc lập, sáng tạo…Không chỉ thế, xây dựng đội ngũ trí trức Việt Nam hiện nay còn phải theo hướng phát triển đa dạng về ngành nghề, được phân bố hợp lý ở các khu vực, các vùng miền, đảm bảo sự kế thừa giữa thế hệ, sự hài hòa về giới tính,… Chỉ trên cơ sở đó mới có thể đáp ứng được nhu cầu xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong tiến trình toàn cầu hóa hiện nay.

HỘI THẢO QUỐC TẾ “TRIẾT HỌC ÁO VÀ Ý NGHĨA HIỆN THỜI CỦA NÓ”

  • Triết học Áo và ảnh hưởng của nó đến triết học phương tây đương đại/ Nguyễn Vũ Hảo.- Tr. 57-65.
  • Quan niệm theo lối sống phân tâm học của S.Freud về tôn giáo/ Vũ Mạnh Toàn.- Tr. 66-70.

TRAO ĐỔI Ý KIẾN

  • Quan điểm của Trần Đức Thảo về bản chất con người trong “vấn đề con người và chủ nghĩa “lý luận không có con người””/ Lô Quốc Toản, Bùi Thị Phương Thùy.- Tr. 71-75.

Tóm tắt: Trong bài viết này, tác giả trao đổi với độc giả về: 1) Phương pháp nghiên cứu bản chất con người của Trần Đức Thảo; 2) Trần Đức Thảo bảo vệ quan điểm của triết học Mác về bản chất con người; 3) Quan niệm của Trần Đức Thảo về mối quan hệ giữa bản chất con người nói chung và bản chất giai cấp; và 4) Về đấu tranh chống tha hóa con người trong xã hội có giai cấp.

NGHIÊN CỨU VÀ HỌC TẬP

  • Về định hướng giá trị của con người Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường/ Nguyễn Thế Hùng.- Tr. 76-82.

Tóm tắt: Bài viết đề cập đến vấn đề định hướng các giá trị cơ bản của con người Việt Nam trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay. Theo tác giả, cần tập trung vào định hướng một số nhóm giá trị cơ bản sau: 1) Các giá trị chính trị, tư tưởng; 2) Các giá trị dân chủ; 3)Các giá trị trí tuệ; 4) Các giá trị đạo đức; 5) Các giá trị văn hóa; 6) Các giá trị về phát triển thể chất.

  • Tưởng nhà nước pháp quyền của Fukuzawa Yukichi (1835 – 1901)/ Nguyễn Minh Nguyên.- Tr. 83-91.

NHÂN VẬT VÀ SỰ KIỆN

  • Anh Lê Hữu Tầng – người bạn hơn nữa thế kỷ của tôi đã ra đi/ Nguyễn Trọng Chuẩn.- Tr. 93

THÔNG TIN

  • Hội thảo quốc tế kỷ niệm 20 năm thành lập trung tâm nghiên cứu nho giáo đại học quốc gia Chungnam (Hàn Quốc)/ Lương Mỹ Vân.- Tr. 94
  • Về chuyến công tác của đoàn cán bộ viện triết học tại đại hôi triết học Hy Lạp/ Trần Tuấn Phong.- Tr. 95-96.
CÁC TIN KHÁC