Liên kết website :

Đang online: 1
- Trong ngày: 2
- Trong tuần: 5
- Trong tháng: 32
- Tổng truy cập: 213.603
[ Đăng ngày: 04/03/2015 ]
  • Tổng quan thị trường bất động sản Việt Nam năm 2014 và triển vọng/ Trần Kim Chung.- Tr. 2-10.
  • Chính sách tỷ giá hối đoái: Lựa chọn nào cho Việt Nam/ Phạm Thế Anh, Đinh Tuấn Minh.- Tr. 11-20.
  • Mối quan hệ giữa xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam: Mô hình “Vòng xoắn tiền”/ Nguyễn Quang Hiệp.- Tr. 21-32.
  • Những nhân tố ảnh hưởng đến chính sách chi trả cổ tức của các công ty cổ phần tại Việt Nam/ Nguyễn Thị Minh Huệ, Nguyễn Thị Thùy Dung, Nguyễn Thị Thùy Linh.- Tr. 33-42.
  • Tác động của các thuộc tính địa phương tới sự hài lòng của doanh nghiệp đầu tư: Bằng chứng từ Hải Dương/ Đào Trung Kiên, Trần Mạnh Toàn, Bùi Quang Tuyến, Nguyễn Văn Duy, Nguyễn Thị Liên.- Tr. 43-52.
  • Nâng cao nhận thức của người dân trong quản lý rác thải sinh hoạt tại xã Hạ Lễ, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên/ Nguyễn Phượng Lê, Trần Duy Tùng.- Tr. 53-61.
  • Nghiên cứu ảnh hưởng của rủi ro cảm nhận đến lòng trung thành du khách: Trường hợp khách du lịch quốc tế đến du lịch biển tại Nha Trang/ Đồng Xuân Đảm, Lê Chí Công.- Tr. 62-72.

Tóm tắt: Nghiên cứu này khám phá ảnh hưởng của rủi ro cảm nhận đến lòng trung thành của khách du lịch quốc tế đối với một điểm đến. Nghiên cứu sử dụng mẫu ngẫu nhiên với quy mô 313 khách quốc tế đang đi du lịch và lưu trú tại một số khách sạn từ 3 đến 5 sao trên địa bàn thành phố Nha Trang. Kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng trong khi rủi ro cảm nhận tài chính, rủi ro tâm lý và rủi ro thể chất có ảnh hưởng tiêu cực lên lòng trung thành của du khách quốc tế đối với một điểm đến thì cảm nhận về sự mạo hiểm trong du lịch lại là một yếu tố có tác dụng khuyến khích, thúc đẩy du khách quay trở lại đối với điểm đến du lịch biển. Kết quả nghiên cứu có những đóng góp hết sức có ý nghĩa cho lĩnh vực kinh doanh du lịch biển tại Việt Nam.

  • Đánh giá mức độ hợp lý của học phí đại học công lập thí điểm/ Phạm Xuân Hoan.- Tr. 73-80.

Tóm tắt: Nghiên cứu này đánh giá hiệu quả về mặt tài chính của việc đầu tư cho học đại học đối với cá nhân người học tại Việt Nam, với giả thiết học phí sẽ được tăng gấp 3 lần so với Khung học phí quy định tại 49/2010/NĐ-CP ngày 15/5/2010 của Chính phủ (Chính phủ, 2010), như đề xuất tại tờ trình số 18/TTr-BGDĐT ngày 14/1/2014 gửi Thủ tướng Chính phủ. Nghiên cứu kết luận, dù tăng gấp 3 lần, học phí chưa bất hợp lý so với mặt bằng chung về giá cả của xã hội. Quan trọng hơn, đầu tư cho học đại học vẫn có hiệu quả cao về mặt tài chính đối với cá nhân người học, tương đương với việc gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng theo phương thức lãi nhập gốc, với lãi suất thực dương 2,65%/năm. Trên cơ sở này, Nghiên cứu ủng hộ đề xuất về việc thí điểm tăng trần học phí của tờ trình số 18/TTr-BGDĐT nói trên.

 

CÁC TIN KHÁC