Liên kết website :

Đang online: 1
- Trong ngày: 1
- Trong tuần: 9
- Trong tháng: 49
- Tổng truy cập: 213.571
[ Đăng ngày: 14/04/2015 ]
  • Thực hành dân chủ - một phương thức nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng trong điều kiện một Đảng lảnh đạo cầm quyền/ Phạm Văn Đức.- Tr. 3-11.

GIÁ TRỊ VÀ SỨC SỐNG BỀN VỮNG CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN

  • Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ và thực hành dân chủ trong điều kiện một Đảng duy nhất cầm quyền lãnh đạo/ Đặng Hữu Toàn.- Tr. 12-24.

Tóm tắt: Nội dung bài viết phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ với tư cách “dân là chủ” và “dân làm chủ”; về nội dung, bản chất và vai trò của dân chủ; về thực hành dân chủ trong lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội và sinh hoạt, hoạt động của Đảng.

  • Vấn đề dân chủ hóa trong kinh tế ở nước ta hiện nay/ Vũ Văn Viên.- Tr. 25-31.
  • Một số mâu thuẫn trong quá trình xây dựng và hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay/ Mai Thị Thanh.- Tr. 32-37.
  • Cơ sở lý luận về giá trị, giá trị văn hóa cho việc xây dựng hệ giá trị Việt Nam mới/ Trần Ngọc Thêm.- Tr. 38-45.

Tóm tắt: Bài viết trình bày quan niệm của tác giả về khái niệm “giá trị”, giá trị văn hóa trong hệ thống các giá trị và thảo luận về tính ổn định và biến đổi của các loại giá trị. Trên cơ sở một bảng phân loại giá trị văn hóa đa chiểu (chủ thể, thời gian, không gian, loại hình và hoạt động), bài viết nêu lên cách hiểu về hệ giá trị định hướng, các nhân tố chi phối sự hình thành của hệ giá trị định hướng; đề xuất các tiêu chuẩn của một giá trị định hướng và của một hệ giá trị định hướng cho một dân tộc.

  • Quan niệm về đạo, lý và vấn đề nhận thức trong tư tưởng Lê Thánh Tông/ Nguyễn Đức Diện.- Tr. 46-53.
  • Đặc trưng triết học sự sống của dương minh học Hàn Quốc/ Kim Sea Jeong.- Tr. 54-62.
  • Về khái niệm “siêu nghiệm” trong triết học I.Cantơ/ Nguyễn Chí Hiếu.- Tr. 63-71.

TRAO ĐỔI Ý KIẾN

  • Một số mâu thuẫn về lợi ích giữa các nhóm xã hội ở Việt Nam hiện nay/ Nguyễn Ngọc Hà, Trần Thị Bích Huệ.- Tr. 72-77.

NGHIÊN CỨU VÀ HỌC TẬP

  • Vai trò của tri thức trong bối cảnh toàn cầu hóa thông tin/ Ngô Hương Giang.- Tr. 78-82.

Tóm tắt: Bài viết hướng tới giải quyết mối quan hệ giữa con người với hệ thống truyền thông số hóa, đặc biệt là sự bùng nổ của Internet. Trong mối quan hệ ấy, con người vừa là chủ thể tạo ra các sản phẩm tri thức, nhưng đồng thời cũng là đối tượng “bị lợi dụng” của chính sản phẩm do mình tạo ra, khi các sản phẩm ấy trở thành vũ khí chống lại các giá trị của con người. Trên cơ sở những phân tích ấy, bài viết xác lập các nguyên tắc nhận thức cơ bản về bản chất của “đời sống ảo”, nhằm định hướng con người cần có các hành động phù hợp trong khi sống, lao động và tiếp nhận thông tin trong môi trường số hóa.

  • Phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam: thực trạng và giải pháp/ Trần Thị Bình.- Tr. 83-88.

THÔNG TIN

  • Hội thảo khoa học Trung – Việt lần thứ IX “Quan niệm giá trị cốt lõi của Trung Quốc – Việt Nam”/ Trịnh Thị Hằng.- Tr. 89-92.
CÁC TIN KHÁC