Liên kết website :

Đang online: 0
- Trong ngày: 0
- Trong tuần: 8
- Trong tháng: 35
- Tổng truy cập: 213.606
[ Đăng ngày: 07/08/2014 ]

NGHIÊN CỨU

  • Giải bài toán phân luồng trong giáo dục nước ta từ góc độ xây dựng xã hội học tập/ Phạm Đỗ Nhật Tiến.- Tr. 1-6,55.

Tóm tắt: Đã có nhiều nghiên cứu và đề xuất giải pháp phân luồng trong giáo dục nước ta, nhưng đến hầu như không có chuyển biến đáng kể trong phân luồng sau trung học. Lý do chính đến nay lời giải bài toán thường dừng lại ở quan điểm coi phân luồng là lĩnh vực thuộc phạm vi ngành giáo dục. Trên thực tế, phân luồng là lĩnh vực đa ngành, có liên quan đến hai hệ thống lớn; trước hết là hệ thống phát triển nhân lực; tiếp đến là hệ thống học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập. Với cách tiếp cận toàn hệ thống thay vì tiếp cận giới hạn trong hệ thống giáo dục, bài viết này đề xuất một hệ thống giải pháp trước, trong và sau phân luồng để có thể tạo chuyển biến thực sự về phân luồng trong giáo dục nước ta.

  • Nghiên cứu xây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán trường trung học phổ thông/ Nguyễn Hữu Độ.- Tr. 7-11.
  • Vai trò và mức độ tham gia của hội đồng quản trị và các bên liên quan vào quản trị các hoạt động học thuật của nhà trường/ Nguyễn Thu Hà.- Tr. 12-19.
  • Mục tiêu và giải pháp của các chương trình liên kết đào tạo quốc tế bậc đại học/ Vũ Hoàng Oanh.- Tr. 20-22.

Tóm tắt: Mục tiêu đào tạo chung của các chương trình liên kết đào tạo quốc tế là đào tạo ra các cử nhân đạt chuẩn quốc tế, có thể làm việc trong môi trường quốc tế nhờ được trang bị kiến thức chuyên môn theo các chuẩn mực của các hệ thống đào tạo tiên tiến của các nước phát triển; có kỹ năng ngoại ngữ đáp ứng môi trường làm việc quốc tế; có thai độ và khả năng tư duy độc lập chủ động.

Tóm tắt: Việc đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên trong các trường đại học, cao đẳng là một trong những khâu quan trọng đánh giá kết quả đào tạo của nhà trường. Bài viết nghiên cứu đề xuất biện pháp quản lý đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên đại học.

  • Giảng dạy dựa trên công nghệ thông tin từ góc nhìn của giảng viên/ Nguyễn Thị Mai Phương.- Tr. 26-28.

Tóm tắt: Trong thời đại công nghệ hiện nay, sinh viên trên thế giới cũng như sinh viên Việt Nam được trang bị cho mình những năng lực về công nghệ thông tin mà chúng ta ít thấy ở những thế hệ sinh viên trước. Trong khi đó, nhiều giảng viên chưa được đào tạo, bồi dưỡng cách ứng dụng công nghệ thông tin một cách hiệu quả trong công việc giảng dạy của mình. Nếu sinh viên ngày nay là những “ thổ dân với công nghệ” thì giảng viên, theo cách nói của Marc Prensky, lại chỉ là những “người nhập cư” với công nghệ. Thực tế là các thế hệ sinh viên sẽ ngày càng ứng dụng nhiều công nghệ thông tin trong ứng dụng học tập hơn. Vì vậy, việc các giảng viên được bồi dưỡng để đáp ứng nhu cầu của sinh viên là một nhu cầu cần thiết. Bài viết dựa trên một khảo sát với 240 giảng viên từ ba trường đại học, ba trường cao đẳng về những suy nghỉ của họ đới với việc giảng dạy dực trên công nghệ thông tin.

  • Những kỹ năng tìm việc làm cần rèn luyện cho sinh viên đại học/ Nguyễn Thị Thanh.- Tr. 29-31.

Tóm tắt: Để có được việc làm phù hợp với chuyên môn ngành đào tạo, với năng lực và nhu cầu của cá nhân sau khi tốt nghiệp đại học, bên cạnh kiến thức và kỹ năng chuyên môn thì mỗi sinh viên cần phải có kỹ năng tìm việc làm. Bài viết đề cập đến những kỹ năng cơ bản tìm việc làm của sinh viên đại học.

  • Rèn luyện kỹ năng dạy học theo tiếp cận năng lực cho sinh viên sư phạm nghệ thuật/ Lã Thị Tuyên.- Tr. 32-36.
  • Kinh nghiệm giáo dục giá trị sống, kĩ năng sống cho học sinh ở Singapore/ Phạm Thị Nga.- Tr. 37-39,64.

Ý KIẾN- TRAO ĐỔI

  • Giáo viên và hệ thống trường sư phạm trước yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo/ Vũ Văn Dụ.- Tr. 40-43.

THỰC TIỄN

  • Thực trạng quản lí thư viện các trường THCS chuẩn quốc gia huyện Từ Liêm, Hà Nội/ Nguyễn Thị Quỳnh.- Tr. 44-48.
  • Thực trạng quản lý xây dựng văn hóa nhà trường tại Trường Cao đẳng sư phạm Hà Nội/ Nguyễn Thị Yến Thoa, Vũ Thị Quỳnh.- Tr. 49-51.
  • Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường THCS quận Hà Đông, Hà Nội/ Phạm Thị Lệ Hằng.- Tr. 52-55.
  • Thực trạng hoạt động xã hội hóa giáo dục ở các trường mầm non thành phố Hải Phòng/ Phạm Bích Thủy.- Tr. 56-59.
  • Quản lý thực hành nghề tại bệnh viện của Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định/ Phạm Thị Thanh Hương.- Tr. 60-64.

 

CÁC TIN KHÁC