Liên kết website :

Đang online: 0
- Trong ngày: 0
- Trong tuần: 0
- Trong tháng: 49
- Tổng truy cập: 213.571
[ Đăng ngày: 18/06/2014 ]
Nhằm giới thiệu các tác phẩm hay và chia sẻ góc nhìn, cảm nhận của độc giả đối với tài nguyên sách hiện có trong Thư viện. Trung tâm Thông tin – Thư viện trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức trân trọng giới thiệu các bài viết tham gia cuộc thi: “SÁCH MỞ RA TRƯỚC MẮT TÔI NHỮNG CHÂN TRỜI MỚI” năm 2013. Hy vọng với những cảm nhận rất thật, rất riêng từ bản thân người viết, độc giả sẽ tìm được thêm cho mình những người bạn mới. Bài viết về tác phẩm: “Có một con đường mòn trên biển Đông” của bạn Phạm Thị Thanh Thảo (lớp CD11QT1) với những cảm nhận sâu sắc đầy tự hào về lịch sử dân tộc…

BÀI DỰ THI
“SÁCH MỞ RA TRƯỚC MẮT TÔI CHÂN TRỜI MỚI”
Từ bao đời nay, trong mỗi trái tim con người Việt Nam, chúng ta ai nấy đều tự hào vì chúng ta là con cháu vua Hùng. Bác Hồ đã từng nói: “các vua Hùng đã có công dựng nước, bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Trải qua bao cuộc đấu tranh gian khổ nhưng với một lòng nồng nàn yêu nước cùng ý chí kiên cường bất khuất cuối cùng ta cũng giành được độc lập. Việt Nam chúng ta được biết đến với “rừng vàng, biển bạc”, với đường bờ biển dài hơn một triệu kilomet. Từ bao đời nay cung cấp cho chúng ta một nguồn lợi thủy hải sản vô cùng phong phú. Nhưng ít ai biết rằng từ những năm tháng chiến tranh gian khổ, có một con đường đã được hình thành bí mật trên biển Đông góp phần vận chuyển vũ khí từ Bắc vào Nam. Trong tác phẩm: “Có một con đường mòn trên biển Đông” của nhà văn Nguyên Ngọc, những bí mật về con đường này đã được hé mở. Tác phẩm nguyên là một kịch bản phim tài liệu, điện ảnh Quân đội đã xây dựng thành bộ phim mang tên: “Đường mòn trên biển Đông” được giải thưởng Bông sen vàng tại Liên hoan phim lần thứ 11 và giải A giải thưởng Hội văn học nghệ thuật về Lực lượng vũ trang và chiến tranh cách mạng 1995-2000 của Bộ Quốc phòng. Tập sách chính là kịch bản phim nói trên. Nhà văn Nguyên Ngọc tên khai sinh là Nguyễn Văn Báu, còn có bút danh là Nguyễn Trung Thành dùng trong thời kì chiến tranh chống Mỹ, ông sinh tại Đà Nẵng. Trong thiên kí sự này, tác giả đã đi sâu vào số phận những con người, những người đã hy sinh thầm lặng cho đất nước, họ lẩn khuất vô danh. Chính những con người không ai biết hết đấy, không sử sách chính thức nào ghi nhận ấy lại là cái nền tảng mênh mông vô tận đưa đến chiến thắng vĩ đại của dân tộc.

Tác phẩm gồm có tám phần, phần đầu tiên mang tên: “còn không dấu vết một con đường” mở đầu cuộc hành trình tìm về con đường mòn bí mật trên biển Đông. Giữa cuộc sống đua chen, tấp nập vẫn còn có cả cuộc sống thường ngày hôm nay “những người gặt lúa, em bé tung tăng đến trường…”. Có người nói “người đi trên mặt đất thì thành đường”, nhưng người đi trên mặt biển, giữa bao la sóng vỗ rì rào xanh biếc kia liệu  dấu ấn đó có tàn phai theo cát bụi thời gian. Có lẽ chúng ta cũng đã nghe nói đến con đường này với nửa thực, nửa ngờ, nửa tin, nửa vực. khi mới bắt đầu cuộc tìm kiếm này, tác giả chỉ có trong tay một tư liệu duy nhất: tập phác thảo lịch sử Lữ đoàn Hải quân 125 đã cũ nát, có đoạn còn viết bằng tay. Từ đây, chúng ta sẽ được cùng tác giả tham gia vào một cuộc hành trình, hành trình tìm về con đường mòn bí mật trên biển Đông. Người đầu tiên tác giả tìm kiếm là một người lính từng tham gia vào cuộc vận chuyển vũ khí trên biển Đông năm xưa đó là đồng chí Võ Bẩm. Nay đã là một “cụ già râu tóc bạc phơ, nhưng vẫn còn rõ nét của một con người đậm chắc, quấc thước”. Từ câu chuyện của ông, có thể thấy đây là chuyến hành trình đầu tiên mở đường cho hàng ngàn cuộc vận chuyển lớn sau này. Bác Hồ đã từng nói “dẫu phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng cũng phải quyết dành được độc lập”. Nếu trên đất liền có con dường mòn Bắc Nam xẻ dọc Trường Sơn thì trên biển Đông cũng sẽ có con đường mòn Bắc Nam xẻ dọc biển Đông. 

Chuyến tàu đầu tiên được thành lập vào 7.1959 tại cửa sông Gianh , xuất phát vào đêm 30 tháng Chạp. Có lẽ tất cả thủy thủ đã hy sinh, không ai còn biết tên tuổi họ. Người được phụ trách đón tàu hôm đó là đồng chí Nguyễn Chơn, đợi ròng rã cả tháng trời mà không đón được tàu, “đến cả củ chuối rừng ăn hết”. Cho đên tận 30 năm sau, anh cũng không biết những người mình phải đón ngày đó là ai,có lẽ tất cả thủy thủ đã hy sinh hết. nhưng có một người may mắn sống sót là anh Huỳnh Ba, nay đã là một “người hơn 60, tóc đã muối tiêu, chân mày đã có sợi bạc” từng làm thủy thủ trên đoàn tàu năm xưa. Hai con người, hai số phận, một người vận chuyển, một người đi đón, cho tơi tận ba mươi năm sau vẫn chưa gặp được nhau, nhưng câu chuyện về chuyến hành trình đầu tiên ấy vẫn không phai mờ trong tâm trí họ. Tác giả còn nhắc đến sông  Gianh như một nhân chứng lịch sử, thời Trịnh –Nguyễn phân tranh, sông Gianh là nơi phân chia hai miền Nam- Bắc. nay sông Gianh lại là nơi bắt đầu của con đường mòn trên biển Đông nối liền hai miền đất nước.

    Miền Nam đã bắt đầu nổi dậy, bằng cả giáo mác, gậy tầm vông. Điều đó càng thôi thúc các cơ quan đầu não tối cao quyết tâm mở bằng được con đường biển Đông, phải vận chuyển bằng được vũ khí vào cho đồng bào miền Nam. Chuyến tàu thứ hai theo như tài liệu mà tác giả có trong tay đã ghi lại tên nhũng người đã tham gia chuyến tàu ấy “Bông Văn Dĩa, Tư Mau, Đặng Văn Thanh…” Người mà tác giả gặp lần này là đồng chí Dương Quang Đông, mà theo như lời của anh Vũ Huy Phúc - nguyên chính ủy Lữ đoàn 125 nay đã nghỉ hưu, thì đó là “lịch sử sống” là “con người huyền thoại”,giản dị với “quần xanh, áo trắng”, thật khó để nhận ra ông giữa bao con người. Đoàn quân ngày đó có lúc rơi vào tình trạng “không tiền, không gạo, không thuốc men, đói, sốt rét”. Vay mãi được một trăm ngàn cũng mất vì  địch bắt. Trong câu chuyện của đồng chí, có nhắc đến một người phụ nữ kì lạ đó là má Mười Rìu, má vốn là một người phụ nữ bình thường như bao người khác, khi quân ta bị phục kích chỉ còn lại mười đồng mà phải sắm được “cái ghe cỡ sáu tấn, một cái máy Yamaha, xăng, dầu, gạo, nước mắm đủ ra tới miền Bắc..”. vậy mà má chạy lo cho kì được. đến khi được hỏi “ thế sau này cách mạng có trả cho má đồng nào không”. Má chỉ cười bảo “có ai trả cho tau đồng nào đâu” vì với má “còn xương máu anh em ai trả”. Trong má toát lên hình ản một người mẹ Việt Nam anh hùng đúng chất Nam Bộ, hy sinh tất cả cho cách mạng, cho nhân dân. Có biết bao miền đất ghi dấu chân lịch sử ngày ấy như núi Mây Tào, Xuyên Mộc, Mã Đà, Phước Hải… ghi lại cả một chặng đường dài của dân tộc. Về nơi đây ta có thể nghe các má,các bà kể về chị Võ Thị Sáu như kể về một người bạn cùng chơi thuở ấu thơ, bình dị mà rất đỗi thân quen. Câu chuyện về má Mười Rìu, câu chuyện về mười đồng bạc làm nên cơ nghiệp góp phần làm nên cuộc chiến đấu vĩ dại của dân tộc, cái sự tích vĩ đại ấy có mấy ai biết đến, chính những con người vô danh mà ta gọi chung là nhân dân đó, cụ thể, âm thầm, vô danh, không bao giờ hiểu hết, không bao giờ nói hết đấy đấy lại cùng nhau làm nên lịch sử. còn có cả những đồng chí như Bông Văn Dĩa, Đặng Văn Thanh, Lê Hà… không thể nào kể hết, có ai còn nhớ và biết đến số phận của họ, cả những số phận không may của một người lính vô danh.

  Chiến tranh, gian khổ là thế, ác liệt là thế mà vẫn còn có những câu chuyện tình đẹp xuyên thời gian, bất chấp mọi cản trở như câu chuyện của anh Tư Thắng và chị Sáu Thùy. Anh tùng là một thủy thủ hoạt động bí mật trên “con tàu không số”, nay đã nghỉ hưu. Anh đã kể về câu chuyện của mình cho tác giả nghe. Đối với bất cứ người lính nào mỗi lần hành quân xa là thêm một lần nhớ nhà và anh cũng vậy,nhớ vợ con mà không dám tỏ cùng ai, mỗi lần về bến, được nghỉ lại ấp chiến lược nhưng canh phòng nghiêm ngặt không ai tự ý được ra ngoài. Nhưng có lẽ chính ủy biết được nỗi nhớ nhà của anh đã “bí mật” bố trí cho vợ chồng anh gặp nhau. Chị Sáu khi đó nhận được lệnh chuyển công tác đột ngột, qua mấy lần mới tới được chỗ anh. Điều kiện khó khăn vậy mà chính ủy vẫn bố trí cho anh chị một “căn lều hạnh phúc”. Chị ở với anh được hai ngày lại phải về lại sở, còn anh lại lên tàu. Sau thời gian ấy chị về nhà và có mang, “tàu không số” vốn hoạt động bí mật nên chuyện tàu đi đâu làm gì không ai được biết cả chuyện anh chị gặp nhau ngày đó cũng không được tiết lộ. lúc đầu chị định giấu nhưng bụng càng ngày càng to, chị đang khai liều đã có dan díu với một người lúc đi buôn ở Cần Thơ, bị chi bộ lên án, cha mẹ la chửi, chị bị kỉ luật và khai trừ ra khỏi Đảng đành cắn răng chịu đựng, chị lầm lũi bỏ đi sinh con và nuôi con một mình đợi anh trở về. Suốt cả quãng thời gian dó anh không hề hay biết cho tới tận mười năm sau, anh trở về… lầm lũi hai mẹ con chị, có ai ngờ chủ nghĩa anh hùng đôi khi lại có diện mạo như vậy.

  Cũng có những cuộc chiến sinh tử mà bây giờ mỗi lần kể lại, những người lính vẫn chưa hết bàng hoàng như vụ tàu bị mắc cạn ở Vũng Rô ngay trước đồn Phước Hải- đồn địch 300m.Đó là lần vận chuyển vũ khí vào khu 7- khu chủ lục của miền Nam. Chuyến đi lần này có đồng chí Đặng Văn Thanh làm chính trị viên,chú Năm Sao làm thuyền trưởng. thuyền bị chậm hơn dự kiến nên khi đón được trời đã gần sáng, sợ địch phát hiện tiểu đội ta quyết định cho phá tàu nhủng trước đó phải đua được vũ khí vào bờ và đặt kíp nổ tức thì nếu địch phát  hiện thì cho nổ há tan tàu. Đồng chí Đặng Văn Thanh và ông Năm Sao ở lai cho tới năm giờ chiều địch tới gần, hai chú chau giả làm như dân đánh cá và sau một hồi thi gan voí địch thì triều lên. Hai người cho maý chay va thoat ra an toàn. Còn vô vàn những con người nữa như anh Hiệu, anh Phan Vinh…qua từng trang sách, từng số phận con người như được lật mở ra, những con người lẩn khuất vô danh hiến dâng cả đời mình cho cách mạng, cho nhân dân.  Có người còn sống, có người đã mãi về với cát bụi thời gian.

  “Có một con đường mòn trên biển Đông” theo lời của anh Hai Hoàng thì chỉ là “một mảng nhỏ của con đường kỳ lạ đó, còn bao nhiêu điều bí mật sẽ mãi chìm dưới kia, dưới mặt nước im lìm kia”. Cuộc hành trình tìm về việc hình thành và phát triển đoàn tàu không số, những con tàu bí mật vận chuyển vũ khí từ Bắc vào Nam chi viện cho miền Nam những năm tháng chiến tranh gian khổ. Con đường mà bao con người từ nhân dân đến những chiến sĩ hải quân dày công gầy dựng với những tấm gương chiến đấu quả cảm,bao hy sinh thầm lặng cùng những con người vô danh. Hình ảnh chị Sáu Thùy, anh Tư Thắng, má Mười Rìu, ông Năm Sao…, cùng những người dân Nam bộ chân chất nhưng đầy lòng dũng cảm và kiên cường. Tác phẩm như một lời khẳng định sức mạnh của dân tộc Việt Nam có thể vượt ra ngoài đại dương rộng lớn và không thể bị đánh bại dù chỉ với những gì rất bình thường.

(Phạm Thị Thanh Thảo_ CD11QT1)
CÁC TIN KHÁC