Liên kết website :

Đang online: 1
- Trong ngày: 3
- Trong tuần: 3
- Trong tháng: 30
- Tổng truy cập: 213.601
[ Đăng ngày: 03/04/2015 ]
  • Thách thức đối với Việt Nam khi hội nhập toàn diện ASEAN+6: Phân tích ngành hàng/ Từ Thùy Anh, Lê Minh Ngọc.- Tr. 2-12.

Tóm tắt: Để chuẩn bị tốt hơn cho việc Việt Nam đàm phán các hiệp định thương mại tự do ASEAN (AFTA) cũng như các hiệp định thương mại tự do giữa ASEAN và các nước đối tác, đánh giá tác động tiềm năng của các hiệp định là rất cần thiết. Bài viết sử dụng mô hình phân tích cân bằng cục bộ SMART nhằm phân tích tác động tiềm năng của Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện (RCEP) giữa ASEAN và 6 nước đối tác (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Úc và New Zealand) tới các ngành hàng của Việt Nam. Các ngành được phân tích ở cấp độ 6 chữ số HS. Phân tích đã chỉ ra những ngành có tiềm năng chịu tác động nhiều nhất từ RCEP dưới góc độ thị trường nhập khẩu Việt Nam, thu thuế của chính phủ Việt Nam, thặng dư của người tiêu dùng Việt Nam và lợi ích của các nước đối tác xuất khẩu sang thị trường Việt Nam. Kết quả cho thấy, dưới tác động của RCEP, mức tăng nhập khẩu vào thị trường Việt Nam và mức thất thu từ thuế nhập khẩu của chính phủ là tương đối lớn. Tuy nhiên, việc nhập khẩu gia tăng chủ yếu tập trung ở những hàng hóa trung gian, những yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất những mặt hàng thuộc về lợi thế so sánh để xuất khẩu của Việt Nam.

  • Việt Nam hội nhập AEC: Cơ hội và thách thức cho phát triển/ Nguyễn Hồng Sơn, Nguyễn Anh Thu, Vũ Thanh Hương, Nguyễn Thị Minh Phương.- Tr. 13-24.

Tóm tắt: Việc hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) vào năm 2015 mở ra cơ hội phát triển cũng như thách thức cho toàn khu vực cũng như từng nước thành viên, trong đó có Việt Nam. Bài viết này phân tích tiến trình hội nhập trong AEC của ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng, từ đó nhận định các cơ hội và thách thức đối với Việt Nam và đưa ra một vài hàm ý nhằm giúp cho việc hội nhập AEC đóng góp tích cực và hiệu quả hơn cho quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam. Cơ hội chủ yếu đến từ một thị trường, cơ sở sản xuất thống nhất trong AEC, từ đó tạo điều kiện cho các nước ASEAN phát huy được lợi thế so sánh, tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị khu vực, phân bổ nguồn lực một cách hiệu quả hơn. Các thách thức bao gồm cả các thách thức từ bên ngoài và thách thức nội tại, trong đó quan trọng là thách thức từ cạnh tranh, thách thức từ quan điểm và hiểu biết của doanh nghiệp Việt Nam về AEC và thị trường ASEAN. Do đó, các hàm ý chú trọng nhiều tới việc nâng cao nhận thức, thay đổi quan điểm của doanh nghiệp về AEC, tạo một cơ chế phối hợp và hỗ trợ tốt giữa Nhà nước, các tổ chức nghiên cứu tư vấn và doanh nghiệp để chuẩn bị sẵn sàng cho AEC.

  • Nguồn nhân lực của các nước Asean và những tham chiếu cho Việt Nam trước thềm hội nhập AEC/ Bùi Thị Minh Tiệp.- Tr. 25-34.

Tóm tắt: ASEAN hiện nay đang được coi là khu vực năng động với sự phát triển mạnh về kinh tế cùng với sự gia tăng hợp tác giữa các quốc gia. Theo lộ trình, năm 2015 cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) được thành lập và đi vào hoạt động. Một trong các nội dung cơ bản nhất của AEC là tự do hóa di chuyển lao động có kỹ năng giữa các nước thành viên. Điều này hứa hẹn đem đến nhiều cơ hội cho các bên, đồng thời cũng hàm chứa nhiều thách thức do hầu hết các nước trong liên kết kinh tế này đều đang ở giai đoạn rất dồi dào về số lượng lao động, nhưng lại có sự khác biệt về chất lượng lao động và trình độ phát triển. Bài viết này sẽ phân tích thực trạng nguồn nhân lực ở các nước ASEAN và tham chiếu cho Việt Nam để từ đó đề xuất các gợi ý chính sách.

  • Kinh tế ngầm các quốc gia Đông Nam Á: Quy mô, khuynh hướng và chính sách kinh tế vĩ mô/ Võ Hồng Đức, Lý Hưng Thịnh.- Tr. 35-46.

Tóm tắt: Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định quy mô và xu hướng tăng/giảm của kinh tế ngầm ở các quốc gia có mức thu nhập trung bình và thấp khu vực Đông Nam Á (ngoại trừ Singapore và Brunei), từ năm 1995 đến năm 2014. Trong nghiên cứu này, mô hình MIMIC được sử dụng để xác định quy mô nền kinh tế ngầm (biến số không quan sát được) dựa vào các nhân tố quan sát được trong nền kinh tế. Kết quả của nghiên cứu cho thấy trong khi quy mô nền kinh tế ngầm của Thái Lan và Myanmar là lớn nhất về giá trị tương đối so với quy mô nền kinh tế chính thức, Việt Nam và Philippines có mức gia tăng về quy mô nền kinh tế ngầm cao nhất trong giai đoạn nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cũng thể hiện mức thuế suất, sự tự do lao động và tự do kinh doanh tác động rất lớn đến quy mô của nền kinh tế ngầm của các quốc gia Đông Nam Á.

  • Tác động của di cư trong nước đến giảm nghèo ở Việt Nam/ Lê Quốc Hội, Nguyễn Thị Hoài Thu.- Tr. 47-53.
  • Tiến trình thương thảo quốc tế về biến đổi khí hậu: Thành tựu, thách thức và triển vọng/ Trần Thọ Đạt, Vũ Thị Hoài Thu.- Tr. 54-61.
  • Tác động của nhập khẩu đến việc làm của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt NamVũ Văn Hưởng, Nguyễn Văn Công.- Tr. 62-69
  • Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến cảm nhận về chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng của Mobifone tại Thừa Thiên Huế/ Nguyễn Thị Minh Hòa, Nguyễn Đức Quân.- Tr. 70-78
  • Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt và các nhân tố ảnh hưởng đến chu kỳ chuyển đổi tiền mặt: Một trường hợp nghiên cứu với các doanh nghiệp vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi/ Nguyễn Phương Hà.- Tr. 79-85.

 

 

 

CÁC TIN KHÁC