Liên kết website :

Đang online: 0
- Trong ngày: 0
- Trong tuần: 0
- Trong tháng: 49
- Tổng truy cập: 213.571
[ Đăng ngày: 17/12/2015 ]
  • Nâng cao chất lượng đào tạo đại học đáp ứng nhu cầu nhân lực trình độ cao của các doanh nghiệp/ Nguyễn Minh Hiển, Nguyễn Hoàng Lan.- Tr. 2-13

Tóm tắt: Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu về thực trạng đội ngũ nhân lực trình độ đại học, cao đẳng trong khu vực doanh nghiệp và đánh giá của các doanh nghiệp sử dụng lao động về chất lượng đào tạo đại học. Phương pháp tiếp cận này cho chúng ta một cái nhìn đầy đủ, thực chất và khách quan về hệ thống giáo dục đại học của nước ta. Bài viết đã chỉ ra rằng, dưới góc nhìn của doanh nghiệp, những yếu kém về chất lượng đào tạo đại học được thể hiện qua sự không phù hợp và sự thiếu hụt các kiến thức, kỹ năng cơ bản của sinh viên tốt nghiệp so với yêu cầu của doanh nghiệp và nhà tuyển dụng. Trên cơ sở đó, các tác giả đã đề xuất 4 nhóm giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo đại học, đáp ứng nhu cầu nhân lực trình độ cao của các doanh nghiệp và thị trường lao động trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh quốc tế hiện nay.

  • Quản trị trường đại học: Vận dụng mô hình chuỗi giá trị tại trường Đại học Kinh tế quốc dân trong bối cảnh được trao quyền tự chủ/ Doãn Hoàng Minh.- Tr. 14-21

Tóm tắt: Trong các nỗ lực đổi mới nền giáo dục đại học Việt Nam, việc chính phủ thí điểm trao quyền tự chủ cho một số trường đại học lớn như Đại học Kinh tế Quốc dân đặt các trường đó vào tình thế phải thay đổi chính mình, trong đó có việc áp dụng tư duy quản trị định hướng giá trị và hiệu quả. Bài viết này giới thiệu mô hình chuỗi giá trị trong giáo dục đại học để áp dụng vào nhận diện và phân tích các hoạt động cốt lõi tạo ra giá trị và các hoạt động hỗ trợ tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, qua đó gợi ý một số phương hướng để nhà trường đối mới cách tổ chức và phối hợp các hoạt động chức năng của mình nhằm khai thác cơ hội mới trong bối cảnh tự chủ.

  • Một số gợi ý chính sách đa dạng hóa các nguồn tài chính đối với phát triển đào tạo ở các trường đại học công lập hiện nay/ Mai Ngọc Cường, Trần Thị Thanh Nga.- Tr. 22-26

Tóm tắt: Từ hai đặc điểm là đa dạng hóa các nguồn tài chính và sự giảm dần của nguồn tài chính từ ngân sách nhà nước (NSNN) để phát triển đào tạo của các trường đại học công lập nước ta hiện nay, bài viết chỉ ra (i) đa dạng hóa các nguồn tài chính là xu hướng tất yếu; (ii) do tỷ lệ nguồn tài chính từ ngân sách nhà nước ngày càng giảm xuống, tỷ lệ nguồn tài chính ngoài ngân sách nhà nước ngày càng tăng cho phép Nhà nước có thể bỏ khoản đầu tư thường xuyên từ ngân sách nhà nước đối với tất cả các trường công lập và điều này vừa thể hiện trách nhiệm xã hội của các trường đại học, vừa đảm bảo sự công bằng giữa các trường công; (iii) chuyển khoản tài chính cấp cho chi thường xuyên sang cấp cho chi không thường xuyên, cho chương trình mục tiêu và đầu tư xây dựng cơ bản; (iv) Nhà nước chuyển từ phương thức quản lý theo kiểu hành chính, bao cấp, xin - cho sang trao quyền tự quyết cho các trường đại học trong hoạt động chuyên môn cũng như tổ chức cán bộ; (v) xây dựng môi trường cạnh tranh đối với các doanh nghiệp để tạo thị trường dịch vụ khoa học - đào tạo; vi) các trường cần có chiến lược xây dựng đội ngũ giảng viên chất lượng cao.

  • Công nghiệp hóa nông thôn ở một số nước châu Á và hàm ý chính sách cho Việt Nam/ Nguyễn Hồng Sơn, Trần Quang Tuyến.- Tr. 27-34
  • Ảnh hưởng của các biện pháp ứng phó biến đổi khí hậu đến thu nhập nông nghiệp của hộ nông dân đồng bằng sông Cửu Long/ Đinh Phi Hổ, Ngô Quang Thành.- Tr. 35-43
  • Phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh/ Nguyễn Văn Sáng.- Tr. 44-52
  • Lý thuyết hành vi- Ứng dụng ra quyết định thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ của ngân hàng thương mại/ Trương Thị Hoài Linh, Phan Hồng Mai.- Tr. 53-62
  • Ảnh hưởng của hiệu quả truyền thông marketing lên hành vi truyền miệng- Trường hợp khách hàng là thuê bao di động tại khu vực nông thôn/ Hoàng Lệ Chi, Hồ Tiến Dũng.- Tr. 63-73

Tóm tắt: Truyền thông truyền miệng được biết đến như là một hình thức truyền thông có tác động mạnh mẽ lên hành vi khách hàng. Nghiên cứu này cho thấy hiệu quả truyền thông của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thông tin di động có ảnh hưởng như thế nào đến hành động truyền miệng của khách hàng sống tại khu vực nông thôn. Kết quả nghiên cứu dựa trên điều tra 210 đối tượng cho thấy sự hài lòng về truyền thông truyền miệng và truyền thông đại chúng có tác động dương và trực tiếp lên truyền thông truyền miệng. Kết quả của nghiên cứu cũng cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa trong hành vi của khách hàng sinh sống ở những khu vực địa lý khác nhau, qua đó, ngụ ý rằng các nhà cung cấp dịch vụ di động cần tập trung nỗ lực của họ vào truyền thông đại chúng ở vùng nông thôn và truyền thông tương tác ở vùng thành thị. Bên cạnh đó họ cần thực hiện tốt hoạt động truyền thông qua bán hàng cá nhân ở cả hai khu vực trên.

  • Nghiên cứu các nhân tố tác động lên lòng trung thành của khách hàng trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ/ Nguyễn Thị An Bình, Phạm Long.- Tr. 74-81
  • Công bố thông tin trong báo cáo tài chính giữa niên độ của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam: Tồn tại và giải pháp/ Nguyễn Hữu Cường.- Tr. 53-62

 

CÁC TIN KHÁC