Liên kết website :

Đang online: 1
- Trong ngày: 4
- Trong tuần: 4
- Trong tháng: 18
- Tổng truy cập: 213.589
[ Đăng ngày: 04/08/2015 ]
  • Phát triển kết cấu hạ tầng ở Việt Nam/ Nguyễn Quang Vinh.- Tr. 2-10.

Tóm tắt: Kết cấu hạ tầng đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế- xã hội của một quốc gia. Bài viết này phân tích và đánh giá những thành tựu và hạn chế trong phát triển kết cấu hạ tầng ở Việt Nam trong thời gian qua. Kết quả cho thấy hệ thống kết cấu hạ tầng đã được tập trung đầu tư, có bước phát triển mạnh và từng bước đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, hệ thống kết cấu hạ tầng vẫn còn yếu kém, lạc hậu, không đồng bộ và ngày càng bộc lộ những bất cập. Sự yếu kém của kết cấu hạ tầng hiện được coi là một “nút cổ chai” đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Vì vậy, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp để đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đảm bảo phát triển bền vững trong thời gian tới.

  • Đánh giá tác động tương đối đến tăng trưởng kinh tế của chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa/ Trần Thọ Đạt, Hà Quỳnh Hoa.- Tr. 11-19.

Tóm tắt: Chính sách tiền tệ (CSTT) và chính sách tài khóa (CSTK) là hai chính sách đặc biệt quan trọng trong điều hành kinh tế. Tuy nhiên, hiệu quả tương đối của hai chính sách này vẫn là chủ đề được bàn luận nhiều ở cả khía cạnh lý thuyết và thực tế. Bài viết này đánh giá tác động tương đối của CSTT và CSTK đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam thời kỳ 2001-2014 theo cách tiếp cận VAR cấu trúc đệ quy. Kết quả từ phân tích hàm phản ứng và phân rã phương sai cho thấy CSTT có ảnh hưởng tương đối mạnh hơn so với CSTK trong điều tiết tăng trưởng.

  • Đo lường hiệu quả hoạt động kinh tế vĩ mô - Nguy cơ tụt hậu của Việt Nam/ Vũ Kim Dũng, Hồ Đình Bảo, Nguyễn Thanh Tùng.- Tr. 20-28.

Tóm tắt: Nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu đo lường hiệu quả hoạt động kinh tế vĩ mô của nền kinh tế Việt Nam trong mối quan hệ tương đối với các nền kinh tế khác trong khu vực giai đoạn 1996-2012. Hiệu quả hoạt động kinh tế vĩ mô được đo lường bằng mô hình FDH trên cơ sở tổng hợp 4 chiều của chỉ số Magic Diamond – tăng trưởng kinh tế, cán cân thương mại, tỷ lệ có việc làm và mức độ ổn định giá - nhưng không áp đặt trọng số cố định cho mỗi chiều một cách chủ quan mà dựa trên số liệu của mỗi nền kinh tế ở mỗi thời kỳ khác nhau. Kết quả tính toán thực nghiệm cho thấy hiệu quả hoạt động kinh tế vĩ mô của Việt Nam giai đoạn 1996-2012 ở mức thấp so với tiềm năng và có xu hướng giảm dần trong mối quan hệ với các nền kinh tế khác trong khu vực. Nguy cơ tụt hậu được thể hiện khá rõ qua kết quả nghiên cứu, đặc biệt so với nền kinh tế “lấn át” gần nhất. Điều này đặt ra yêu cầu phải đưa ra những chính sách cải cách mang tính “đột phá” chứ không chỉ là những điều chỉnh chính sách nhỏ trong điều hành nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh tế vĩ mô của Việt Nam.

  • Hiệu ứng ngưỡng trong mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam/ Hồ Thị Lam.- Tr. 29-37.

Tóm tắt: Bài viết là một nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian trong giai đoạn 1980-2014 và áp dụng cách tiếp cận ARDL bounds test được phát triển bởi Pesaran và các cộng sự (2001) để kiểm định mối quan hệ đồng liên kết trong dài hạn giữa các biến, tác giả tìm thấy lạm phát và tăng trưởng kinh tế cũng như các biến kiểm soát có mối liên hệ mật thiết với nhau cả trong ngắn hạn và dài hạn. Ngoài ra, nghiên cứu xem xét liệu có tồn tại hiệu ứng ngưỡng trong mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam hay không. Kết quả là đáng chú ý với mức ngưỡng được tìm thấy là 8%. Có nghĩa rằng quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng không phải là tuyến tính, tương quan là dương trong khoảng dưới ngưỡng và khi lạm phát vượt ngưỡng thì tương quan trở nên âm.

  • Các nhân tố ảnh hưởng đến hối lộ của các công ty cổ phần/ Võ Văn Dứt, Nguyễn Thị Yến Nhi.- Tr. 38-45
  • Hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm sú thâm canh và bán thâm canh ở đồng bằng sông Cửu Long/ Phạm Lê Thông, Đặng Thị Phượng.- Tr. 46-55
  • Xây dựng chỉ tiêu đánh giá du lịch bền vững: Nghiên cứu điển hình tại thành phố Nha Trang/ Lê Chí Công.- Tr. 56-64.
  • Nghiên cứu sự đa dạng nguồn thu nhập hộ gia đình vùng duyên hải Nam Trung Bộ/ Ông Nguyễn Chương, Trần Như Quỳnh.- Tr. 65-74.
  • Quản lý sử dụng vốn của Quỹ bảo vệ môi trường Hà Nội: Thực trạng và vấn đề/ Phạm Thị Lan, Mai Ngọc Cường.- Tr. 75-81
  • Cải cách hành chính nhà nước cấp tỉnh để hỗ trợ phát triển kinh tế địa phương- Nghiên cứu điển hình tại Bắc Giang/ Bùi Trung Hải.-Tr. 82-88.

 

CÁC TIN KHÁC