Liên kết website :

Đang online: 1
- Trong ngày: 5
- Trong tuần: 14
- Trong tháng: 14
- Tổng truy cập: 213.585
[ Đăng ngày: 22/06/2015 ]
  • Một số giải pháp nhằm hoàn thiện thể chế cho phát triển thị trường tài chính trong điều kiện hội nhập/ Nguyễn Quốc Toản.- Tr. 2-9

Tóm tắt: Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã rất quan tâm, chú trọng đến việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó việc hoàn thiện thể chế cho các loại thị trường, nhất là thị trường tài chính và đã đạt một số kết quả ban đầu. Tuy nhiên khung pháp lý của thị trường tài chính tại Việt Nam còn chưa đồng bộ; quy mô, cấu trúc và trình độ thị trường còn chưa tương xứng; công tác xây dựng các quy định pháp luật, ban hành các chính sách điều hành thị trường còn chưa theo kịp với tiến trình hội nhập của thị trường. Những thách thức, yêu cầu về cải cách các loại thị trường bậc cao khi hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng đòi hỏi việc hoàn thiện thể chế cho sự phát triển của thị trường tài chính Việt Nam cần được đánh giá cụ thể và có những giải pháp then chốt, nhất là những giải pháp về khung pháp lý, tái cấu trúc, nâng cao chất lượng thị trường nhằm tạo sự tương thích với các chuẩn mực quốc tế và tạo động lực phát triển cho thị trường tài chính trong nước.

  • Hoàn thiện thể chế quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng ở Việt Nam/ Trần Kim Chung.- Tr. 10-17.
  • Ảnh hưởng của bất bình đẳng trong phân phối thu nhập đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam/ Nguyễn Thanh Hằng.- Tr. 18-25.

Tóm tắt: Bài báo tập trung phân tích ảnh hưởng của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam (có tính đến một số nhân tố khác được cho là có tác động đến tăng trưởng kinh tế) dựa trên mô hình phân tích trong nghiên cứu trước đây của Li và Zou (1998). Các mô hình được sử dụng gồm có OLS gộp, tác động cố định và tác động ngẫu nhiên, sử dụng bộ số liệu VHLSS từ 2002 đến 2012. Việc sử dụng các mô hình này nhằm so sánh, đối chiếu tác động của một số nhân tố trong diện phân tích đến tăng trưởng kinh tế, để đánh giá mức độ ảnh hưởng và chiều tác động. Kết quả phân tích cho thấy bất bình đẳng trong thu nhập và tăng trưởng kinh tế ở nước ta giai đoạn 2002-2012 có mối liên hệ thuận chiều với mức tin cậy khá cao.

  • Cơ cấu thương mại của Việt Nam: Những thách thức mang tính dài hạn/ Nguyễn Chiến Thắng, Trần Văn Hoàng.- Tr. 26-36.

Tóm tắt: Bài viết sử dụng các nguồn số liệu thương mại đa dạng (Tổng cục Thống kê, Tổng cục Hải quan và cơ sở dữ liệu COMTRADE của Liên hợp quốc) để phân tích cơ cấu thương mại (xuất, nhập khẩu) của Việt Nam giai đoạn từ năm 2000 - 2013 theo các tiêu chí khác nhau như trình độ công nghệ, cơ cấu sở hữu, cơ cấu thị trường và mục đích sử dụng (hàng tiêu dùng, hàng hóa trung gian,...). Kết quả phân tích cho thấy cơ cấu thương mại giai đoạn vừa qua bộc lộ nhiều thách thức mang tính dài hạn như cơ cấu xuất khẩu chủ yếu tập trung vào các hàng hóa có giá trị gia tăng thấp, tình trạng nhập siêu kéo dài và tập trung nhập siêu từ thị trường Trung Quốc và nhập khẩu công nghệ chất lượng thấp từ thị trường này. Từ đó một số kiến nghị chính sách được đề xuất nhằm cải thiện cơ cấu thương mại, giải quyết những bất cập mang tính dài hạn trên.

  • Ứng dụng mô hình SVAR nghiên cứu kênh truyền dẫn tiền tệ và gợi ý chính sách tiền tệ ở Việt Nam/ Cao Thị Ý Nhi, Lê Thu Giang.- Tr. 37-47.
  • Cấu trúc và mức độ phụ thuộc giữa thị trường chứng khoán Việt Nam và một số thị trường thế giới- Tiếp cận bằng phương pháp hồi quy phân vị/ Nguyễn Thu Thủy.- Tr. 48-56.
  • Phong cách sống và tiêu dùng xanh dưới góc nhìn của lý thuyết hành vi có kế hoạch/ Nguyễn Vũ Hùng, Nguyễn Hùng Cường, Hoàng Lương Vinh.- Tr. 57-65.
  • Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hợp tác giữa nhà phân phối và các nhà sản xuất đối với sản phẩm hàng tiêu dùng ở Việt Nam/ Đặng Văn Mỹ.- Tr. 66-75.
  • Kế toán hoạt động khám chữa bệnh dịch vụ tại bệnh viện công: Thực trạng và đề xuất/ Huỳnh Thị Hồng Hạnh, Nguyễn Mạnh Toàn.- Tr. 76-84.

CÁC TIN KHÁC