Liên kết website :

Đang online: 1
- Trong ngày: 0
- Trong tuần: 0
- Trong tháng: 27
- Tổng truy cập: 213.598
[ Đăng ngày: 03/06/2015 ]
  • Một số giải pháp cho đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực bất động sản Việt Nam/ Lê Quốc Hội, Phạm Văn Hùng, Hoàng Thị Xuyên.- Tr. 2-9.

Tóm tắt: Bài viết này đánh giá những đóng góp tích cực và những tồn tại tiêu cực của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong lĩnh vực bất động sản ở Việt Nam. Kết quả cho thấy FDI vào lĩnh vực bất động sản thời gian qua đã có những đóng góp nhất định như thúc đẩy sự phát triển thị trường bất động sản, đóng góp tích cực như phát triển cơ sở hạ tầng, bổ sung vốn, giải quyết vấn đề công ăn việc làm cho người lao động, đóng góp vào tăng nguồn thu cho ngân sách, giải quyết khó khăn về cung bất động sản có chất lượng cao cho người dân… Tuy nhiên, FDI trong lĩnh vực bất động sản cũng còn có những tồn tại nhất định và gây bất ổn kinh tế vĩ mô. Bài viết cũng đề xuất giải pháp thu hút và quản lý FDI vào lĩnh vực bất động sản thời gian tới

  • Quản trị doanh nghiệp với kết quả hoạt động của các doanh nghiệp tư nhân lớn ở Việt Nam/ Lê Quang Cảnh, Lương Thái Bảo, Nguyễn Vũ Hùng.- Tr. 10-19.

Tóm tắt: Dựa trên dữ liệu từ ba cuộc khảo sát, nghiên cứu này phân tích tác động của quản trị doanh nghiệp tới kết quả hoạt động của các doanh nghiệp tư nhân lớn ở Việt Nam. Năm biến đại diện cho quản trị doanh  nghiệp và ba biến đại diện cho kết quả hoạt động của doanh nghiệp đã được sử dụng trong mô hình ước lượng. Kết quả ước lượng chỉ ra rằng tính chất nhị nguyên của CEO có tác động tích cực tới kết quả hoạt động của doanh nghiệp, trong khi sự mở rộng thành viên ban giám đốc tác động tiêu cực. Kết quả thực nghiệm thu được tương tự nhau xét theo khía cạnh về ngành/lĩnh vực, doanh nghiệp có xuất-nhập khẩu, và giữa các doanh nghiệp có CEO là nam và nữ; trong khi sự độc lập của ban giám đốc không có mối liên hệ nào tới kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Nghiên cứu cung cấp bằng chứng thực nghiệm và làm sáng tỏ nhận thức về tác động của quản trị doanh nghiệp tới kết quả hoạt động của doanh nghiệp tư nhân lớn ở Việt Nam.

  • Tác động của môi trường thể chế đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước/ Phạm Thế Anh, Chu Thị Mai Phương.- Tr. 20-32.

Tóm tắt: Nghiên cứu này phân tích tác động của môi trường thể chế kinh doanh đến kết quả hoạt động, theo doanh thu nội địa và doanh thu xuất khẩu, của doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước ở Việt Nam trong giai đoạn 2006-2012. Kết quả thực nghiệm cho thấy, hầu hết các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh đều tác động tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Trong đó tác động của môi trường thể chế lên hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp FDI là mạnh hơn doanh nghiệp trong nước. Phát hiện này là sự khẳng định về sự cần thiết thực thi các chính sách liên quan đến việc cải thiện chất lượng môi trường kinh doanh đối với việc nâng cao năng suất và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tới.

  • Các nhân tố ảnh hưởng đến tính độc lập của kiểm toán viên – Bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam/ Nguyễn Thị Phương Hồng, Hà Hoàng Nhân.- Tr. 33-42.

Tóm tắt: Tính độc lập của kiểm toán viên đóng một vai trò quan trọng trong suốt quá trình kiểm toán báo cáo tài chính (BCTC). Theo các nghiên cứu trước đây tại các quốc qia khác nhau, có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến tính độc lập của kiểm toán viên như: Việc cung cấp các dịch vụ phi kiểm toán khi đồng thời cung cấp dịch vụ kiểm toán, sự phụ thuộc về kinh tế đối với một số khách hàng, sự cạnh tranh của thị trường kiểm toán… Kết quả của nghiên cứu này cho thấy quan điểm của người sử dụng BCTC và kiểm toán viên về mức độ ảnh hưởng của một số nhân tố đến tính độc lập của kiểm toán viên. Ngoài ra, nghiên cứu cũng đã tìm thấy có sự khác biệt về quan điểm giữa người sử dụng BCTC và kiểm toán viên trong việc đánh giá mức độ ảnh hưởng đến tính độc lập của kiểm toán viên của một số nhân tố. Tác giả cũng gợi ý một số giải pháp nhằm đảm bảo và làm tăng tính độc lập của kiểm toán viên phù hợp với thực tế Việt Nam hiện nay.

  • Chất lượng dịch vụ trên thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam/ Phạm Thị Định, Nguyễn Thành Vinh.- Tr. 43-50.

Tóm tắt: Trong những năm gần đây, sự phát triển của thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam đã có dấu hiệu chững lại. có nhiều nguyên nhân, xét cả về mặt khách quan và chủ quan, trong đó có vấn đề chất lượng dịch vụ bảo hiểm. Bài viết này xin được trình bày một số kết quả nghiên cứu của chúng tôi đánh giá về chất lượng dịch vụ bảo hiểm trên thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam dực trên mô hình SERVQUAL của Parasuraman. Đa số các nhân tố mà nghiên cứu đưa ra, mức độ đánh giá của khách hàng là hài lòng. Tuy nhiên, bên cạnh đó, cũng còn một số nhân tố có mức độ đánh giá dưới mức hài lòng và chủ yếu nằm ở 3 nội dung: (1) Các nhân tố thuộc về năng lực chuyên môn của nhân viên/đại lý bảo hiểm, (2) Các nhân tố liên quan đến sự bao phủ của hệ thống kênh phân phối và (3) Các nhân tố liên quan đến việc giải quyết quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng.

  • Phân tích hành vi lựa chọn phương tiện giao thông của người dân đô thị Việt Nam: Nghiên cứu điển hình Thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ/ Nguyễn Trọng Hoài, Hồ Quốc Tuấn.- Tr. 51-58.

Tóm tắt: Nghiên cứu tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn phương tiện giao thông cho mục đích công việc của người dân tại TP. Hồ Chí Minh và Cần Thơ. Điểm nổi bật của nghiên cứu là xem xét ảnh hưởng của các yếu tố thái độ và hành vi liên quan đối với môi trường đến việc lựa chọn phương tiện giao thông. Mô hình logit đa lựa chọn được áp dụng để kiểm chứng tác động đến khả năng lựa chọn loại phương tiện của các nhóm yếu tố: Đặc điểm cá nhân, đặc điểm phương tiện và chuyến đi, thái độ đối với môi trường, và phản ứng với chính sách hạn chế phương tiện cá nhân. Kết quả cho thấy hầu hết các yếu tố nói trên đều ảnh hưởng có ý nghĩa đến xác xuất lựa chọn phương tiện. quan trọng hơn, các yếu tố thái độ, nhận thức và mức độ sẵn lòng hành động vì môi trường, và yếu tố sự thay đổi phương tiện khi có chính sách hạn chế, tác động có ý nghĩa đến sự lựa chọn phương tiện.

  • Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính: Nghiên cứu điển hình tại các công ty cổ phần phi tài chính niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh/ Chu Thị Thu Thủy, Nguyễn Thanh Huyền, Ngô Thị Quyên.- Tr. 59-66.

Tóm tắt: Mục tiêu của nghiên cứu là xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của công ty từ đó đưa ra một số gợi ý đối với các nhà quản trị để nâng cao hiệu quả tài chính. Nghiên cứu sử dụng số liệu của 230 công ty cổ phần phi tài chính niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) giai đoạn năm 2011-2013 trong 14 ngành. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng hiệu quả tài chính (ROA) của các công ty bị ảnh hưởng đáng kể bởi tỷ lệ vốn nhà nước, đòn bẩy tài chính, năng lực quản lý, quy mô công ty, khả năng thanh toán nhanh và chu kỳ sản xuất kinh doanh của công ty. Mặt khác, nghiên cứu cũng chỉ ra tác động dương (+) của ROA lên tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE).

  • Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi mua điện thoại di động của người tiêu dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh/ Hà Thanh Việt, Vũ Thị Nữ.- Tr. 67-75.

Tóm tắt: Nghiên cứu này xem xét các nhân tố tác động đến hành vi mua điện thoại di động của người tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh. Dữ liệu được thu thập từ 200 người tiêu dùng đang sử dụng điện thoại di động tại thành phố Hồ Chí Minh thông qua phiếu điều tra. Công cụ SPSS 16.0 được sử dụng để phân tích kết quả khảo sát. Kết quả chỉ ra rằng hành vi mua điện thoại di động của người tiêu dùng phụ thuộc vào bốn nhân tố, cụ thể là: Khuyến mãi; Thương hiệu và tính năng; Bán hàng và cung cấp dịch vụ; và Giá cả. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng đến hành vi mua của bốn yếu tố là khác nhau. Cuối cùng, tác giả đưa ra một số kiến nghị để giúp các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh điện thoại nâng cao năng lực cạnh tranh của họ trên thị trường.

  • Tác động của việc sử dụng người nổi tiếng trong quảng cáo đến thái độ của người tiêu dùng/ Phạm Thị Minh Lý, Nguyễn Thúy Vy.- Tr. 76-86.

Tóm tắt: Bài nghiên cứu nhằm mục đích đánh giá cảm nhận của người tiêu dùng về các yếu tố của người nổi tiếng ảnh hưởng đến thái độ đối với quảng cáo và thương hiệu. nghiên cứu đã được thực hiện trên cơ sở thu thập ý kiến của người tiêu dùng thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu sử dụng mô hình của Ohanian (1990) và kết hợp với các nghiên cứu khác để xây dựng thang đo phù hợp với thị trường Việt Nam. Nghiên cứu sơ bộ sử dụng phương pháp định tính và phương pháp định lượng cho nghiên cứu chính thức. Kết quả đã xác định được 8 nhân tố ảnh hưởng đến thái độ quảng cáo được sắp xếp theo mức độ quan trọng lần lượt là: (1) sự phù hợp giữa người nổi tiếng và thương hiệu, (2) thông tin tiêu cực, (3) hấp dẫn về ngoại hình, (4) yêu thích, (5) đáng tin cậy, (6) tương đồng, (7) kinh nghiệm, (8) thành tựu. Kết quả cũng xác định được thái độ đối với quảng cáo ảnh hưởng đến thái độ đối với thương hiệu.

CÁC TIN KHÁC