Liên kết website :

Đang online: 0
- Trong ngày: 1
- Trong tuần: 9
- Trong tháng: 49
- Tổng truy cập: 213.571
[ Đăng ngày: 15/09/2015 ]

NGHỊ QUYẾT XI CỦA ĐẢNG VÀ THỰC TIỄN CUỘC SỐNG

  • Vai trò của nhà nước Việt Nam trong quản lý và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa/ Nguyễn Thị Lan Hương.- Tr. 3-9.

Tóm tắt: Sau gần 30 năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được những bước tiến đáng kể. Những thành tích đạt được giúp tăng cường vị thế của Việt Nam trên thề giới cũng như trong khu vực. Song, những thay đổi từ thực tiễn và những xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hơn một thập niên vừa qua của Việt Nam, đòi hỏi chúng ta cần phải có một nhận thức mới, rõ rang hơn, cụ thể hơn về mô hình kinh tế này, đồng thời xác định rõ hơn những nội dung liên quan đến vai trò của Nhà nước trong quản lý và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang thay đổi.

GIÁ TRỊ VÀ SỨC SỒNG BỀN VỮNG CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN

  • Vấn đề độc lập tự chủ với đoàn kết, hợp tác quốc tế trong tư tưởng Hồ Chí Minh và sự vận dụng của Đảng thời kỳ đổi mới/ Đinh Xuân Lý.- Tr. 10-16.

Tóm tắt: Bài viết phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về độc lập tự chủ và mối quan hệ giữa độc lập với tự chủ; về sự cần thiết phải đoàn kết, hợp tác quốc tế, nội dung, nguyên tắc đoàn kết, hợp tác quốc tế; đặc biệt là mối quan hệ giữa các độc lập tự chủ với mối đàon kết, hợp tác quốc tế.

  • Đánh giá chất lượng, hiệu quả công tác tổ chức, triển khai nghiên cứu lý luận thời gian qua – ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân, vấn đề và bài học/ Nguyễn Trọng Chuẩn.- Tr. 17-28.

Tóm tắt: Bài viết đưa ra những ý kiến đánh giá có minh chứng cụ thể về chất lượng, hiệu quả của công tác tổ chức, triển khai nghiêu cứu lý luận ở nước ta thời gian qua. Trên cơ sở phân tích những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong công tác này, tác giả bài viết đã rút ra 3 bài học kinh nghiệm bổ ích nhằm góp phần đưa công tác tổ chức, triển khai nghiên cứu lý luận ở nước ta sang một giai đoạn mới, với những bước tiến mới.

  • Đóng góp của đức phật qua qua tứ diệu đế đối với nhận thức tôn giáo ấn độ và nhân loại/ Hoàng Thị Thơ, Phan Thị Hội.- Tr. 29-35.
  • Tư tưởng nho giáo về bản chất của Đức/ Phạm Văn Chung.- Tr. 36-42.
  • Về một số giá trị của lôgíc học Arixtốt/ Vũ Văn Viên.- Tr. 43-49.

Tóm tắt: Bài viết tập trung làm rõ một số giá trị của logic học Arixtốt: 1) Là công cụ, phương pháp của tư duy trừu tượng, của nhận thức lý tính; 2) Trang bị cho con người phương pháp chứng minh tính chân lý của các tử tưởng, điển hình là loại hình chứng minh bằng luận tiêu kết; 3) Góp phần định hình tư tưởng pháp luận nghiên cứu khoa học thời Cổ đại – phương pháp luận bất khả sai; 4) Ý nghĩa đối với sự phát triển của lôgíc học. Kế thừa, phê phán, mở rộng và phát triển các khía cạnh khác nhau của logic học Arixtốt, con người đã xây dựng những hệ thống lô gic học hiện đại khác nhau, cả lô gic cổ điển và lô gic phi cổ điển; 5) Bài viết cũng chỉ ra vai trò bổ trợ của nó trong phát minh khoa học.

  • F.Bacon phê phán tính chất tự biện của triết học kinh viện và chủ nghĩa giáo điều trong “công cụ mới”/ Phạm Thanh Tùng.- Tr. 50-55.

TRAO ĐỔI Ý KIẾN

  • Một số vấn đề về giảng dạy môn triết học đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục ở nước ta hiện nay/ Vi Thái Lang.- Tr. 56-62.

Tóm tắt: Với mong muốn nâng cao chất lượng giảng dạy triết học đáo ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện nền giáo dục ở Việt Nam hiện nay, trong bài viết, tác giả xin được trao đổi một số vấn đề: 1) Làm rõ tính hữu dụng của triết học và vai trò của triết học đối với hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn; 2) Cần lựa chọn những nội dung tinh gọn, nổi bật, có giá trị  về phương diện thế giới quan và phương pháp luận; 3) Cần làm mềm hóa, Việt hóa một số khái niệm trong giáo trình triết học; 4) Giáo trình và việc giảng dạy cần phải giúp cho người học thấy triết học gần gữi với đời sống thực; 5) Làm rõ vai trò của triết học và thể chế và chế độ triết học.

NGHIÊN CỨU VÀ HỌC TẬP

  • Một số giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng giáo dục trẻ em trong các gia đình nông dân Việt Nam hiện nay/ Hoàng Thu Thảo.- Tr. 63-69.
  • Sự chuyển biến tư tưởng của Ngô Thì Nhậm từ Xuân thu quản kiến tới trúc lâm tông chỉ Nguyễn Thanh/ Trần Thị Thúy Ngọc.- Tr. 70-75.
  • Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về tôn giáo/ Phạm Thanh Hằng.- Tr. 76-83.
CÁC TIN KHÁC