Liên kết website :

Đang online: 0
- Trong ngày: 1
- Trong tuần: 9
- Trong tháng: 49
- Tổng truy cập: 213.571
[ Đăng ngày: 23/09/2015 ]

NGHỊ QUYẾT XI CỦA ĐẢNG VÀ THỰC TIỄN CUỘC SỐNG

  • Thực hiện dân chủ để nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng/ Nguyễn Văn Hòa.- Tr. 3-10.

GIÁ TRỊ VÀ SỨC SỐNG BỀN VỮNG CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN

  • Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc và sự vận dụng của Đảng Cộng Sản Việt Nam/ Nguyễn Đình Hòa.- Tr. 11-19.

Tóm tắt: Trong bài viết này, tác giả góp phần làm rõ thêm tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc. Đặc biệt, tác giả đã luận giải để khẳng định rằng trong suốt tiến trình lảnh đạo cách mạng, Đảng Cộng Sản Việt Nam đã không ngừng kế thừa, vận dụng và phát triển một cách sang tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc. Đồng thời, chỉ ra một số vấn đề cần giải quyết nhằm xây dựng và củng cố vững chắc khối đại đoàn kết dân tộc và đồng thuận xã hội.

  • Tư tưởng Hồ Chí Minh về bản chất, mục tiêu và động lực, bước đi và biện pháp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam/ Đoàn Văn Báu.- Tr. 20-26.
  • Mấy vấn đề lý luận về môi trường văn hóa và đời sống văn hóa/ Đỗ Huy.- Tr. 27-35.

Tóm tắt: Bài viết trình bày 4 vấn đề: Một là, cách tiếp cận văn hóa về môi trường và đời sống thông qua trình độ phát triển của con người sinh tồn và giao tiếp; hai là, bản chất của môi trường văn hóa là quá trình nhân hóa; ba là, thực chất của đời sống văn hóa là hoạt động đối tượng hóa các năng lực bản chất người trong sang tạo, lưu thông, kế thừa, tiêu dùng và phổ biến văn hóa; bốn là, hệ thống chuẩn mực liên kết, chi phối dánh giá các quan hệ giữa môi trường văn hóa và đời sống văn hóa, giữa nhân cách và lối sống.

  • Giá trị luận và sự cố biến đổi của giá trị đạo đức ở Việt Nam hiện nay/ Nguyễn Thế Kiệt, Hoàng Anh.- Tr. 36-43.
  • Vấn đề con người trong triết học phương đông và thời đại ngày nay/ Trần Nguyên Việt.- Tr. 44-51.

TRAO ĐỔI Ý KIẾN

  • Vai trò của nhà nước Việt Nam trong việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa/ Vũ Thị Kiều Phương.- Tr. 52-56.

Tóm tắt: Bài viết chỉ ra những trụ cột làm nên thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam cùng những điểm cơ bản trong sự vận hành của thể chế này. Song, việc hoàn thiện thể chế này trong thực tiễn là điều không đơn giản. Vấn đề là, làm thế nào để kết hợp hài hòa cái khách quan với cái chủ quan trong thể chế đó, khiến nó không là điểm nghẽn cản trở sự phát triển của đất nước. Đây là bài viết này đề cập, với mong muốn góp phần tìm hiểu vai trò của Nhà nước Việt Nam trong hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

  • Về mối quan hệ giữa nguồn lực con người trong hoạt động quan lý khoa học và nguồn lực con người trong hoạt động nghiên cứu khoa học/ Nguyễn Thành Trung, Lê Thị Thu Hương.- Tr. 57-61.

NGHIÊN CỨU VÀ HỌC TẬP

  • Tác động của toàn cầu hóa đến sự biến đổi của nhà nước trong lĩnh vực kinh tế/ Trần Thị Huyền.- Tr. 62-69.

Tóm tắt: Toàn cầu hóa cùng với những biến đổi liên tục diễn ra trong những năm cuối của thế kỷ XX – đầu thế kỷ XXI đang buộc người ta phải đặt ra vấn đề nhìn nhận và đánh giá lại vai trò của nhà nước nói chung, vai trò của nhà nước trong lĩnh vực kinh tế mất đi, mà chỉ làm biến đổi vai trò truyền thống trước kia của nhà nước cũng như phương thức đảm nhận vai trò này trong bối cảnh mới. Đó là nội dung được đề cập trong bài viết này.

  • Tư tưởng than dân trong nho giáo Khổng – Mạnh: giá trị và hạn chế/ Hoàng Ngọc Thắng.- Tr. 70-84.
CÁC TIN KHÁC