Liên kết website :

Đang online: 1
- Trong ngày: 0
- Trong tuần: 13
- Trong tháng: 27
- Tổng truy cập: 213.598
[ Đăng ngày: 29/05/2015 ]
  • Nghị quyết của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế.- Tr. 1-3.
  • Sử dụng giáo viên, lớp học hiệu quả khi trường tiểu học chuyển sang dạy học cả ngày/ Trần Đình Thuận.- Tr. 4-7.

Tóm tắt: Cùng với triển khai dạy học cả ngày tại các trường, SEQAP đã có nhiều nghiên cứu liên quan đến chính sách nhằm đảm bảo cho tính khả thi của mô hình này trong tương lai. Bài viết đề cập đến việc sử dụng giáo viên, lớp học và đề xuất sử dụng hiệu quả giáo viên, lớp học khi trường tiểu học chuyển sang dạy học cả ngày, góp phần thực hiện mục tiêu đổi mới của ngành.

  • Vấn đề sử dụng kết quả đánh giá chất lượng hoạt động giảng dạy/ Vương Thị Thanh Thảo, Cấn Thị Thanh Hương.- Tr. 8-11.

Tóm tắt: Đánh giá chất lượng hoạt động giảng dạy là vấn đề được các trường đại học quan tâm thực hiện nhằm mục đích nâng cao chất lượng giảng dạy và đào tạo. Tuy nhiên, đánh giá và sử dụng kết quả đánh giá như thế nào để đem lại hiệu quả mong muốn cũng là điều đáng để bàn luận. Bài viết giới thiệu việc sử dụng kết quả đánh giá hoạt động giảng dạy của một số nước trên thế giới, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam.

  • Đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục/ Đào Thị Thu Hằng.- Tr. 12-15.

Tóm tắt: Để đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục theo nghị quyết 29 Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 (khóa XI) thì nhiệm vụ quan trọng cấp thiết là phải xây dựng và phát triển đội ngũ Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục theo hướng chuẩn hóa, đảm bảo chất lượng và số lượng. Bài viết nêu ra những vấn đề cần thiết phải thực hiện đồng bộ các biện pháp nhằm đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, đề xuất một số biện pháp để phát triển đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục.

  • Đào tạo sinh viên khoa giáo dục về lĩnh vực phát triển ngôn ngữ cho trẻ nhỏ theo phương án 0 tuổi/ Nguyễn Minh Đức.- Tr. 16-18.

Tóm tắt: Bài viết trình bày những cơ sở lý luận của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ nhỏ và phân tích thực trạng của việc vận dụng Phương án 0 tuổi đang diễn ra ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, xây dựng khung lý thuyết để đào tạo sinh viên Khoa Giáo dục, Học viện Quản lý giáo dục thực hiện Dự án phát triển ngôn ngữ cho trẻ nhỏ theo trường phái Tâm lý học hoạt động. Lý thuyết “Vùng phát triển gần” của Vygotsky đã được lựa chọn làm định hướng cho khung lý thuyết của Khoa Giáo dục trong Dự án mới này.

  • Nội dung quản lý giáo dục đạo đức học sinh của Hiệu trưởng trường THCS/ Lê Thị Lâm.- Tr. 19-22.

Tóm tắt: Quản lý giáo dục đạo đức (QLGDĐĐ) cho học sinh THCS, có thể tiếp cận theo những góc độ khác nhau. Theo tiếp cận chức năng quản lý, thì nội dung quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh THCS bao gồm: Việc thực hiện các chức năng quản lý giáo dục. Theo tiếp cận các thành tố cấu trúc, thì nội dung quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh THCS gồm các thành tố tham gia vào quá trình quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh. Mỗi cách tiếp cận đều có những ưu điểm và nhược Điểm nhất định trong giáo dục đạo đức cho các em. Để khắc phục những nhược điểm và phát huy những ưu điểm của các cách tiếp cận riêng lẻ đó, chúng tôi đề xuất cách tiếp cận cụ thể bao gồm cả tiếp cận chức năng và tiếp cận các thành tố trong quản lý giáo dục đạo đức học sinh THCS.

  • Quản lý sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học ở trường Trung học Phổ thông/ Phùng Xuân Dự.- Tr. 23-26.

Tóm tắt: Quản lý sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học ở trường THPT là sự tác động có mục đích, có tổ chức, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý để thực hiện các bước (quy trình) nghiên cứu bài học một cách khoa học nhằm nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường THPT. Quản lý sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học ở trường THPT bao gồm nhiều nội dung và giữa các nội dung có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Muốn đạt hiệu quả cao trong SHCM theo NCBH nhằm nâng cao chất lượng dạy và học đòi hỏi cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cá nhân, đơn vị, bộ phận với nhau, trong đó, người tổ trưởng chuyên môn có vị trí và vai trò đặc biệt quan trọng.

  • Nâng cao chất lượng đào tạo công nhân Kỹ thuật trong các trường chuyên nghiệp/ Chu Văn Nguyên.- Tr. 27-30.

Tóm tắt: Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ta đang rất cần có một đội ngũ công nhân kỹ thuật có trình độ nghề, kỹ năng nghề cao đáp ứng yêu cầu công việc. Tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực công nhân kỹ thuật tại các khu công nghiệp một phần do mất cân đối, thiếu đồng bộ trong công tác đào tạo đội ngũ này. Đa số công nhân kỹ thuật mới ra trường chưa đáp ứng được yêu cầu chất lượng, nhất là trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp với các hệ thống dây chuyền tự động. Cần có các giải pháp về cơ chế, chính sách đào tạo công nhân kỹ thuật cho các trường chuyên nghiệp, các trường cũng cần tích cực đổi mới nội dung chương trình, nâng cao năng lực đào tạo đồng thời nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật đáp ứng nhu cầu nhân lực cho xã hội.

  • Tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể trong quản lý đào tạo nghề tại trường Cao đẳng nghề đường sắt/ Phạm Ngọc Hoàn, Ngô Quang Sơn.- Tr. 31-36.

Tóm tắt: Bài viết đánh giá thực trạng quản lý đào tạo nghề ở Trường Cao đẳng Nghề Đường sắt và đề xuất các giải pháp của Nhà trường trong quản lý đào tạo nghề theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể (TQM).

  • Chính sách tuyển chọn nhân tài ở trường Đại học Nông nghiệp Nam Kinh Trung Quốc/ Đặng Xuân Anh, Phạm Ngọc Long.- Tr. 37-42.

Tóm tắt: Đại học Nông nghiệp Nam Kinh là một trong những trường đại học trọng điểm của Trung Quốc, mục tiêu của nhà trường là “xây dựng đại học nông nghiệp hàng đầu trên thế giới”. Để thực hiện được mục tiêu đó, một trong những chính sách mà nhà trường chú trọng phát triển đó là chính sách nhân tài để xây dựng đội ngũ giảng viên trình độ cao và phát triển hài hòa, nỗ lực để giải quyết vấn đề khó khăn còn trì trệ trong phát triển trường học; thống nhất hữu cơ 3 yếu tố “đẳng cấp thế giới”, “đặc sắc Trung Quốc” và “chất lượng Nam nông (Đại học Nông nghiệp Nam Kinh)”, biên soạn 5 đại văn bản về “phát triển”, “cải cách”, “đặc sắc”, “hòa giải” và “tiến lên”. Bài báo giới thiệu một số chính sách phát triển nhân tài của trường Đại học nông nghiệp Nam Kinh đã và đang góp phần phát triển nhà trường.

  • Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên mầm non ngoài công lập tại các tỉnh miền Bắc/ Tạ Hoa Dung.- Tr. 43-44.

Tóm tắt: Một trong những nhiệm vụ quan trọng của phát triển giáo dục nói chung (giáo dục ngoài công lập nói riêng) là phát nguồn nhân lực, phát triển đội ngũ giáo viên. Bài viết đề cập đến hoạt động quản lý phát triển đội ngũ giáo viên mầm non ngoài công lập ở các tỉnh miền Bắc nước ta.

Từ khóa: GVMN, MN Tư thục, GD ngoài công lập.

  • Tổ chức dạy học tích hợp hướng nghiệp thông qua môn Vật lý ở trường THPT Phụ Dực, tỉnh Thái Bình/ Phạm Văn Vương.- Tr. 45-49.

Tóm tắt: Nằm trong lộ trình đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá ở các trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực của học sinh trên tinh thần Nghị quyết 29-NQ/TƯ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, sau khi Quốc hội đã thông qua “Đề án đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông”, Bộ GD&ĐT tiếp tục chỉ đạo các cơ sở giáo dục tăng cường bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên sẵn sàng đáp ứng mục tiêu đổi mới, trong đó tăng cường năng lực dạy học theo hướng “tích hợp, liên môn” là một trong những vấn đề cần ưu tiên.

  • Đào tạo nghề đáp ứng nguồn nhân lực ngành Giao thông vận tải giai đoạn 2015-2020/ Đỗ Văn Tuấn .- Tr. 50-52.

Tóm tắt: Trường Cao đẳng nghề GTVT TƯ II là cơ sở đào tạo nghề thuộc Bộ GTVT với nhiệm vụ chính trị trọng tâm là đào tạo nghề phục vụ cho ngành GTVT và nhu cầu thị trường lao động góp phần thực hiện xây dựng đất nước trong quá trình CNH – HĐH và hội nhập quốc tế. Bài viết đề cập đến hoạt động đào tạo nghề đáp ứng nguồn nhân lực ngành giao thông vận tải giai đoạn 2015-2020.

  • Phát triển năng lực sư phạm cho đội ngũ giảng viên ở trường đại học Sư phạm Hà Nội/ Nguyễn Thị Yến Phương, Nguyễn Mạnh Hưởng, Trần Khánh Ngọc.- Tr. 53-55.

Tóm tắt: Năng lực sư phạm (NLSP) là một thành tố đặc biệt quan trọng góp phần vào sự thành công trong phát triển nghề nghiệp của nhà giáo. Trường ĐHSPHN với tư cách là trường trọng điểm, đầu ngành trong hệ thống các trường sư phạm cả nước cần có những bước đi tiên phong trong phát triển NLSP cho đội ngũ giảng viên nhằm thực hiện tốt mục tiêu phát triển của nhà trường và đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của đất nước hiện nay.

  • Hoạt động nghiên cứu khoa học ở trường đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh/ Biền Quốc Thắng.- Tr. 56-59.

Tóm tắt: Bài báo trình bày thực trạng hoạt động nghiên cứu khoa học tại Trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh, những thành tựu đạt được, những hạn chế và đề xuất các giải pháp khắc phục.

Từ khóa: Trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh, NCKH, giảng viên, sinh viên.

  • Đề xuất mô hình và giải pháp tổng thể cho hệ thống thông tin trường đại học Vinh giai đoạn 2015-2020/ Lê Văn Tấn.- Tr. 60-64.

Tóm tắt: Quá trình tin học hóa các hoạt động quản lý ở Trường Đại học Vinh được quan tâm, đầu tư trong nhiều năm qua và đã mang lại những hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, do hạn chế về kinh phí, năng lực, việc tin học hóa được tiến hành riêng lẻ ở từng bộ phận dẫn đến tình trạng thiếu tính đồng bộ giữa các hệ thống, dư thừa và không nhất quán về dữ liệu nên hiệu quả ứng dụng không cao, gây ra sự lãng phí. Bài viết đề xuất mô hình và giải pháp tổng thể cho hệ thống thông tin của Trường Đại học Vinh trên cơ sở sử dụng các hệ thống hiện tại để xây dựng một hệ thống thông tin đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả quản lý.

CÁC TIN KHÁC